Trung bình, bạn thường bỏ bao nhiêu tiền vào các trò chơi điện tử? Nếu chỉ mua một hoặc hai lần, và mỗi tựa game đó nằm trong khoảng từ $30 - $60, thì chúng không quá tốn kém. Nhưng khi tất cả các chi phí đó gộp lại, thì đó lại là một số tiền khổng lồ. NetEntStalker gần đây đã công bố một đồ họa thông tin về chi phí phải bỏ ra để theo chân một series trò chơi. Và sau đây chính là kết quả về những thương hiệu đắt giá nhất trong lịch sử thế giới game.
5. Super Mario
Đứng ở vị trí số 5 chính là dòng game huyền thoại Super Mario. Nghiên cứu đã cho thấy rằng bạn cần $2.853 để có thể theo chân thương hiệu này. Tuy vậy, chi phí bỏ ra còn có thể tăng cao hơn nữa. Bạn sẽ cần khoảng 10 dòng máy chơi game, và một chiếc điện thoại, tốn khoảng $2.400, kể cả khi chiếc điện thoại đó giá rẻ. Còn với số tựa game, bạn có 22 trò chơi để mua về. Đó còn chưa tính đến cả việc một số console và vài trò chơi gần như không thể tìm hoặc rất đắt đỏ. Tất cả chúng cộng lại đã là một cơn ác mộng với những người lao động phổ thông rồi.
4. Need for Speed
Tiếp theo trong danh sách của NetEntStalker chính là series Need for Speed. Thực sự đây là một điều khá bất ngờ, vì chúng ta có thể thấy di sản của Super Mario khá là đồ sộ. Tuy nhiên, đúng là dòng game này có rất nhiều phiên bản.
Vào năm 1994, phần đầu của trò chơi được ra mắt. Sau đó là các 23 tựa game tiếp theo thuộc mạch truyện chính được ra mắt, nếu không tính cả phần tiếp theo sắp được ra mắt - Need for Speed: Edge. Ngoài ra, còn phần game riêng lẻ khác như Need for Speed: V-Rally 1 và 2, Motor City Online hay những MMO cũng như các trò chơi điện thoại. Sẽ tốn cả một gia tài để theo kịp tốc độ ra mắt của tựa game này.
Không chỉ vậy, bạn sẽ cần có cả 7 thiết bị để chơi tất cả các phiên bản trên, gồm 4 đời Playstation, Wii, PC và một chiếc điện thoại thông minh. Các máy chơi game sẽ tốn khoảng $1.745, một máy PC dạng khá sẽ có giá khoảng $500, và nếu may mắn, bạn có thể mua một chiếc điện thoại với giá $200. Thế nên mức đầu tư $3.005 trong nghiên cứu cũng có vẻ thấp hơn thực tế khá nhiều.
3. Legend of Zelda
Khi nhắc đến series này, nghiên cứu đã đưa ra một số thông tin khá đáng nghi ngờ. NetEntStalker nói rằng có 19 tựa game chính, trong khi sự thật là chỉ có 18 trò chơi nằm trong mạch truyện chính. Phải chăng Legend of Zelda: Oracle of Ages và Seasons là những tựa game độc lập?
Không chỉ vậy, với những fan cứng của thương hiệu này, có lẽ họ muốn thu thập những phiên bản hay nhất được làm mới. Có thể kể đến như The Wind Waker HD và Twilight Princess HD cho Wii U, hay Ocarina of Time 3D cũng như Majora's Mask 3D cho dòng máy 3DS. Bạn sẽ cần 9 dòng máy để tận hưởng tất cả tựa game này, với chi phí tổng cộng là $1.900.
Hơn nữa, nếu đầu tư vào các phần riêng lẻ dưới dạng CD-i như Link: The Faces of Evil, Zelda: The Wand of Gamelon, Zelda's Adventure thì bạn sẽ cần $700 để trả cho chiếc máy Philips CD-i và các trò chơi đó. Tuy vậy, khi tính tổng tất cả chi phí, số tiền $3.053 của nghiên cứu vẫn khá chính xác so với thực tế.
2. Sonic the Hedgehog
Di sản của series này thật sự rất đồ sộ. Từ năm 1991 đến, có hơn 31 tựa game đã được ra lò dưới nhiều nển tảng. Sẽ cực kỳ đắt đỏ để theo chân thương hiệu này. Nhất là khi tính toán số hệ máy bạn phải có để chơi tất cả các trò chơi đó. Bạn sẽ cần 12 máy console, 1 chiếc PC, với tổng giá trị vào khoảng $2.500 đô. Và tính them tất cả các tựa game phải mua, thì con số $3.308 đô của NetEntStalker không quá sát với thực tế.
1. Madden NFL
Không gì để bàn cãi khi NetEntStalker tôn vinh Madden NFL là ông vua của sự "đắt đỏ" trong thế giới game. Chúng ta đều biết đây là một thương hiệu cực kỳ nổi tiếng, và dù mỗi năm dòng game này đều có một phiên bản mới, nhưng nó vẫn luôn cháy hàng. Hơn 100 triệu bản đã được bán ra trong suốt lịch sử hình thành của series này. Tuy vậy, một lần nữa, số tiền $4.502 nghiên cứu thực sự vẫn chưa thể hiện được tầm vóc của trò chơi này.
Có mặt từ những năm 1988 khi máy tính còn ở thời kì sơ khai, John Madden Football đã làm mưa làm gió trên các hệ máy MS-DOS, Commodore 64 và 128 cũng như là Apple II. Các fan tâm huyết chắc chắn sẽ sưu tập đủ các phần như I, II, ’92, ’93, Duo CD trước khi thương hiệu này chuyển thành Madden NFL vào năm 1993. Sau đó, thường thì series này sẽ ra mỗi năm một phiên bản. Thậm chí, vào năm 1997, chúng ta còn thấy 2 phiên bản khác nhau. Đó chính là NFL 64 được ra mắt cho hệ máy N64, và NFL 98 cho các nền tảng khác. Đây chắc chắn và sẽ luôn luôn là ông vua "làm tiền" trong làng game thế giới.