Toxic, hack, không dùng tiếng Anh và những lý do khiến game thủ Việt thường xuyên phải chịu những điều tiếng tại các tựa game global

Không phải ngẫu nhiên mà game thủ Việt thường để lại ấn tượng không quá tích cực với bạn bè thế giới.

Từ trước tới nay, việc các game thủ Việt bị chặn IP, thậm chí là nhận phải nhiều ý kiến tiêu cực khi đang chơi các tựa game nước ngoài đã không còn là câu chuyện quá xa lạ đối với chúng ta. Tất nhiên, điều gì cũng phải có nguyên do của nó và hãy cùng thử tìm hiểu tại sao, đôi lúc các game thủ Việt để lại những ấn tượng xấu tới như vậy nhé.

Toxic

Chắc chắn, toxic là một trong những yếu tố đầu tiên mà nhiều người thường nhớ tới. Sự toxic, bản tính thích ăn thua đã dần trở thành một trong những nét văn hóa dễ nhận ra của các game thủ Việt. Từ việc cố tình feed, tạo ra không khí tiêu cực trong các trận đấu game MOBA cho tới vô số những lần hành xử thái quá tại nhiều tựa game cày cuốc. Tất cả đã làm nên một hình ảnh không lấy gì làm tốt đẹp.

Toxic, hack, không dùng tiếng Anh và những lý do khiến game thủ Việt thường xuyên phải chịu những điều tiếng tại các tựa game global - Ảnh 1.

Tất nhiên, game thủ ở đâu cũng có người này người kia và chẳng phải mỗi game thủ Việt mới toxic. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng đây cũng là một trong những lý do tạo ra nhiều ác cảm từ phía các game thủ nước khác.

Hack, cheat game

Đây có lẽ là một trong những điều tiếng có phần hơi oan cho các game thủ Việt. Thực tế, khi nói tới vấn nạn hack cheat, nhiều người sẽ thường liên tưởng ngay tới các game thủ Trung Quốc nhiều hơn. Hãy cứ nhìn vào PUBG, khi từng có vô số ý kiến khẩn cầu PUBG Corp mở riêng một server chỉ phục vụ cho người Trung. 

Toxic, hack, không dùng tiếng Anh và những lý do khiến game thủ Việt thường xuyên phải chịu những điều tiếng tại các tựa game global - Ảnh 2.

Mặc dù không thường xuyên hack cheat, thế nhưng đối với các game thủ Việt, việc tận dụng tối đa tài nguyên trong game thông qua nhiều cách như dùng bug, tạo clone cũng là một vấn nạn đáng lên án.

Không dùng tiếng Anh khi giao tiếp

Hạn chế về ngoại ngữ khi chơi các tựa game nước ngoài luôn là vấn đề đáng nói với các game thủ Việt, đặc biệt là những người thuộc thế hệ đầu 8-9x. Việc không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, thậm chí còn thường gây "rối não" hơn khi nói chuyện trong party hoặc với bạn bè bằng tiếng Việt luôn gây ra sự khó chịu nhất định. Hãy cứ thử tưởng tượng bạn bắn CS:GO chung với một stack game thủ Trung Quốc, và chẳng hiểu gì xuyên suốt từ đầu tới cuối trận đấu vậy. Đó cũng là cảm giác mà các game thủ nước ngoài khác phải chịu khi chơi cùng người Việt mà không dùng tiếng Anh.

Toxic, hack, không dùng tiếng Anh và những lý do khiến game thủ Việt thường xuyên phải chịu những điều tiếng tại các tựa game global - Ảnh 3.

Chơi Among Us mà không dùng tiếng Anh thì...

Tất nhiên, theo thời gian, vấn đề này cũng đã được khắc phục dần và đã không còn xảy ra quá phổ biến nữa.

Nguyên nhân đôi khi từ chính NPH

Có một thực tế là đôi khi, các NPH cấm cửa game thủ Việt ở nhiều trò chơi đơn giản chỉ vì chiến lược phát triển riêng mang tính khu vực của họ. Steam từ bao lâu nay vẫn luôn chặn PES và khiến các fan Việt phải mua đĩa hoặc game bản quyền trên PlayStation mà thôi. Tương tự như vậy, Maple Story 2 từng công khai việc họ không cho phép người chơi Việt tải game vì các điều khoản đã ký với NPH ở Việt Nam trước đó.

Toxic, hack, không dùng tiếng Anh và những lý do khiến game thủ Việt thường xuyên phải chịu những điều tiếng tại các tựa game global - Ảnh 4.

Không ít những NPH tên tuổi đã rời khỏi Việt Nam, nhưng mọi thứ không phải bắt nguồn từ văn hóa của game thủ Việt mà đơn giản, đó chỉ là những vấn đề phức tạp về chiến lược, pháp lý và doanh thu mà thôi.