25 ứng dụng chỉnh sửa ảnh bạn nên xóa ngay lập tức

Mới đây, công ty bảo mật Symantec đã phát hiện 25 ứng dụng chỉnh sửa ảnh có chứa phần mềm độc hại trên Google Play.

Symantec cho biết, 25 ứng dụng chỉnh sửa ảnh có chứa phần mềm độc hại đã được tải xuống hơn 2 triệu lần. Sau khi thông báo với Google, tất cả ứng dụng độc hại trong danh sách đã được gỡ bỏ khỏi Play Store, tuy nhiên, chúng sẽ vẫn tồn tại trên điện thoại nếu như trước đó người dùng đã lỡ cài đặt.

25 ứng dụng chỉnh sửa ảnh bạn nên xóa ngay lập tức - 1

Về cơ bản, 25 ứng dụng đều có một cấu trúc mã tương tự nhau, điều này cho thấy sự liên kết giữa các nhà phát triển ứng dụng. Phần lớn trong số này đều là các ứng dụng chỉnh sửa ảnh hoặc ứng dụng thời trang. Dưới đây là danh sách 25 ứng dụng độc hại  mà bạn nên gỡ bỏ khỏi điện thoại ngay lập tức: 

- Auto Blur Photo

- Auto Cut Out (Free)

- Auto Cut Out Pro

- Background Cut Out Pro

- Blur Image Plus

- Blur Image Plus (1.0)

- Blur Image Pro

- Cut Paste Photo Editor

- Cut Paste Photo Editor (X 1.0)

- Face Feature

- Fashion Hairstyles Pic Editor

- Fashion Hairstyles Pic Editor 2.4.6

- Image Blur Editor

- Image Blur Editor (Free)

- Image Blur Editor (Unlimited)

- Hairstyles Photo Editor Plus

- Latest Hairstyles (Free)

- Motion On Picture

- Photo Background Editor Pro

- Photo Blur Background Maker 2019

- Photo Collage Maker

- Photo Cut Studio Professional

- Pop Color

- SkyCamera for 2019

- Yasuo wallpapers

Symantec nói rằng phần mềm độc hại chủ yếu hiển thị quảng cáo bên trong các ứng dụng.

25 ứng dụng chỉnh sửa ảnh bạn nên xóa ngay lập tức - 2

Chỉ trong vòng một tháng đã có hơn ba lần các công ty bảo mật phát hiện ứng dụng trên Google Play bị nhiễm phần mềm độc hại. Cụ thể, vào đầu tháng 9-2019, nhà nghiên cứu an ninh mạng, ông Mitchsejs Kuprins đã phát hiện 24 ứng dụng bị nhiễm phần mềm độc hại trên Google Play.

Về cơ bản, Joker được thiết kế để đăng kí lén lút các dịch vụ tính phí mà không cần sự đồng ý của người dùng, đó cũng là lí do tại sao nhiều người dùng điện thoại thường xuyên bị trừ tiền oan uổng. Phần mềm độc hại này nhắm mục tiêu chủ yếu đến người dùng tại các quốc gia gồm Úc, Áo, Bỉ, Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Pháp, Đức, Ghana, Hy Lạp, Honduras, Ấn Độ, Indonesia, Ireland, Ý, Kuwait, Malaysia, Myanmar, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Qatar, Argentina, Serbia, Singapore, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Anh và Mỹ.

Vào tháng 8-2019, ứng dụng số hóa tài liệu CamScanner cũng bị phát hiện có chứa mã độc tự thực thi và tải xuống các tệp không mong muốn.

Để gỡ cài đặt các ứng dụng không mong muốn, bạn hãy nhấn im vào biểu tượng của ứng dụng trên màn hình điện thoại, sau đó kéo nó lên góc trên bên trái và thả vào tùy chọn Uninstall (gỡ cài đặt). Ngoài ra, người dùng cũng có thể truy cập vào phần Settings (cài đặt) trên điện thoại, tìm đến mục Applications (ứng dụng), chọn ứng dụng cần gỡ và nhấn Uninstall (gỡ cài đặt). Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn sẽ thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.