Châu Âu học Trung Quốc đưa pin mặt trời đến “địa điểm lý tưởng”

Các trang trại năng lượng mặt trời đã chứng minh tính hiệu quả về chi phí, tuy nhiên tính thẩm mỹ thường kém hấp dẫn.

Để khắc phục điều này, một nghiên cứu mới đang được tiến hành nhằm phát triển công nghệ cho phép lắp đặt các tấm pin mặt trời khuất tầm nhìn của mọi người trên đất liền.

Theo thông tin từ CleanTechnica, công ty SolarDuck của Hà Lan và Na Uy đã hợp tác với công ty tiện ích Đức RWE để khám phá và phát triển các công viên năng lượng mặt trời nổi ngoài khơi trên toàn cầu. Hiện tại, SolarDuck đang nghiên cứu công nghệ năng lượng mặt trời nổi trên bề mặt Biển Bắc nhằm bổ sung sản lượng từ các tua-bin gió ngoài khơi. Các cáp ngầm đã được lắp đặt cho các trang trại gió nhằm cho phép sử dụng chung với các trang trại năng lượng mặt trời ngoài khơi.

Dự án bắt đầu với một cơ sở lắp đặt nhỏ cho công suất 0,5 megawatt, với bộ lưu trữ pin gần Ostend (Bỉ) đặt tại Biển Bắc. Đây sẽ là địa điểm thử nghiệm trước khi mở rộng sang các khu vực khác. Biển Bắc được chọn làm địa điểm thử nghiệm do điều kiện khắc nghiệt, và nếu công nghệ hoạt động hiệu quả ở đây, nó có thể được áp dụng ở nhiều nơi khác.

Tuy nhiên, các công ty phải tính đến nhiều yếu tố như sóng biển. Họ sẽ lắp đặt các tấm pin mặt trời trên các bệ nổi thay vì trực tiếp trên mặt nước để giảm thiểu tác động của nước động. Ngoài ra, ăn mòn do nước mặn cũng là một mối quan tâm, và để giải quyết vấn đề này, họ sẽ sử dụng nhôm cấp ngoài khơi. Các phao nổi nhỏ hơn cũng sẽ được sử dụng để giảm không gian mà sinh vật biển có thể bám vào thiết bị.

Nhưng thực tế Trung Quốc đã đi trước Châu Âu với hệ thóng pin mặt trời ngoài khơi của CHN Energy.

Nhưng thực tế Trung Quốc đã đi trước Châu Âu với hệ thóng pin mặt trời ngoài khơi của CHN Energy.

Ông Koen Burgers, Tổng giám đốc điều hành SolarDuck, cho biết: “Nhu cầu về năng lượng an toàn, bền vững và giá cả phải chăng đòi hỏi những câu trả lời mới và ngay lập tức từ ngành công nghiệp ở Châu Âu cũng như trên toàn cầu. SolarDuck là một phần của câu trả lời này”.

Trước đó, công ty CHN Energy của Trung Quốc đã công bố giải pháp giải quyết tình trạng thiếu đất cho tấm pin mặt trời. Mục đích của CHN Energy là lắp đặt các tấm pin mặt trời ngoài khơi. Dự án này được mô tả là “mảng pin mặt trời ngoài khơi lớn nhất thế giới” đã bắt đầu kết nối với lưới điện với công suất 1 GW.

Theo ước tính, một khu phố có thể tốn tới 7,2 triệu USD mỗi năm để cung cấp điện, nhưng năng lượng mặt trời cộng đồng có thể giảm chi phí xuống còn 3 triệu USD. Khi công nghệ năng lượng mặt trời nổi được phát triển, nó có thể mang lại khoản tiết kiệm đáng kể cho cộng đồng trên toàn thế giới.

Pin mặt trời thực sự là một giải pháp đầy hứa hẹn cho thế giới.

Pin mặt trời thực sự là một giải pháp đầy hứa hẹn cho thế giới.

Ngoài việc tiết kiệm chi phí, những tấm pin mặt trời còn giúp bảo vệ môi trường. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, năng lượng mặt trời đóng vai trò quan trọng trong việc giảm khí gây ô nhiễm làm nóng hành tinh. Với việc giảm ô nhiễm, sức khỏe cộng đồng cũng sẽ được cải thiện. Nghiên cứu cho thấy, chỉ sau vài tuần sống trong môi trường ít ô nhiễm hơn, người dân sẽ thấy các triệu chứng như ho, đau họng và kích ứng đường hô hấp giảm bớt. Hơn nữa, các ca nhập viện, khám bệnh, sinh non, bệnh tim mạch và tử vong cũng sẽ giảm.

Mặc dù công nghệ năng lượng mặt trời nổi vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển nhưng nó hứa hẹn sẽ là một khoản đầu tư tuyệt vời cho sức khỏe cộng đồng trong tương lai.