Một cụ bà tên Li đến sảnh ngân hàng huyện Mộc Lan, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) quần áo xộc xệch, giày bung chỉ, trông bà có vẻ có một cuộc sống khó khăn. Tuy nhiên, khi vừa bước vào, bà đã nói: "Chào mọi người, tôi muốn quyên góp 10 triệu NDT (tương đương khoảng 35 tỷ đồng)".
Các nhân viên ngân hàng ngạc nhiên nhìn bà cụ, mọi người được biết rằng bà sống bằng việc nhặt phế liệu, gom rác. Các nhân viên ngân hàng tưởng bà nói đùa, nhưng khi họ kiểm tra thông tin của bà thì quả thực có 10 triệu NDT trong tài khoản tiết kiệm.
Hơn nữa, người quản lý tài khoản của ngân hàng rất sốc khi nhìn thấy hai người đàn ông trung niên đứng cạnh bà cụ. Nhân viên ngân hàng lo lắng bà cụ bị lừa nên đã bí mật báo cáo sự việc cho đồn công an địa phương.
Sau đó, cảnh sát thẩm vấn bà lão nhiều hơn và biết được sự thật, hóa ra vợ chồng bà lão có được số tiền lớn nhờ người lạ giúp đỡ, bà lão muốn quyên góp số tiền đó cho huyện Mộc Lan để giúp đỡ quê hương của mình về giáo dục. Vậy bà cụ đã lấy tiền từ đâu khi chỉ đi làm công việc đồng nát. Nhân viên ngân hàng nghi ngờ sự việc có thể không đơn giản, có thể bà cụ có liên quan đến đường dây lừa đảo nào đó.
Công an huyện Mộc Lan, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) đã tra hỏi, cụ bà nói rằng, gần đây đã tham gia một nền tảng đầu tư online thông qua nhóm WeChat nên đã có được số tiền này. Bà cho biết, đang đi thu gom phế liệu thì gặp một người lạ, họ nói rằng muốn giúp đỡ bà thoát khỏi khó khăn, họ đã dụ dỗ và tham gia đầu tư online để có tiền.
Lúc đầu, bà nói rằng bà không có tiền nhưng sau đó, vì nghe quá hấp dẫn và người lạ này đã hứa sẽ đầu tư giúp bà. Tức là, bà sẽ không cần làm gì cả, bà chỉ cần nạp tiền vào tài khoản, họ sẽ đầu tư giúp và làm một tài khoản tiết kiệm cho bà. Cuối cùng, đã lấy toàn bộ số tiền tích cóp của mình khoảng 20.000 NDT (tương đương khoảng 70 triệu đồng) để đầu tư.
Bỗng một ngày, bà được thông báo mình đã có 10 triệu NDT, vì bà thấy người lạ này thật tốt, bà đã đưa hết thông tin cá nhân của mình. Ngay sau đó, người này đã lợi dụng bà, chuyển 10 triệu NDT vào tài khoản tiết kiệm mà bà lão đứng tên.
Sau khi liên kết các sự kiện với nhau, cảnh sát Hắc Long Giang (Trung Quốc) đã phát hiện ra rằng người đàn ông dụ dỗ bà cụ có tên là Vương, nằm trong đường dây lừa đảo trên mạng.
Nhóm lừa đảo này thường sử dụng tên các công ty chứng khoán hoặc công ty đầu tư thông thường để liên lạc qua điện thoại, QQ, WeChat… xúi giục người cao tuổi, lôi kéo người cao tuổi vào cái gọi là "nhóm đầu tư" để lừa gạt lòng tin của người cao tuổi bằng thu nhập giả. Từ đó, hướng dẫn người cao tuổi đầu tư, quản lý tiền trên các nền tảng đầu tư sai trái và thực hiện hành vi lừa đảo.
Việc nhóm người này lựa chọn bà lão để gửi tiền vì họ không muốn đứng tên số tiền mình lừa được, sử dụng tài khoản của bà lão để đánh lạc hướng cảnh sát. Tuy nhiên, vì bà lão thấy mình có số tiền lớn nên đã muốn rút ngay và đi từ thiện với mong muốn xây dựng quê hương. Qua báo cáo từ phía ngân hàng, cảnh sát đã nhanh chóng tìm ra băng đảng lừa đảo của Vương.
Qua trường hợp của bà Li, cảnh sát cảnh báo bất cứ ai được người lạ giới thiệu mua các sản phẩm đầu tư và quản lý tài chính với tuyên bố "không rủi ro" và "lợi nhuận được đảm bảo mà không mất tiền" đều là lừa đảo. Việc quản lý đầu tư và tài chính phải được thực hiện thông qua các kênh chính thức, đừng tin vào những cái gọi là chuyên gia đầu tư và chuyên gia khuyến nghị cổ phiếu trên internet để tránh rơi vào bẫy lừa đảo.
Hơn nữa, những kẻ lừa đảo chủ yếu lợi dụng tâm lý của những người lớn tuổi muốn kiếm tiền bán thời gian và đăng tải thông tin về gian lận bán thời gian thông qua nhiều trang web và công cụ trò chuyện khác nhau, dụ dỗ người già tham gia lừa đảo với lý do kiếm tiền nhanh và hoạt động đơn giản.
Khi thực hiện một số hoạt động đầu tiên, những kẻ lừa đảo thường lấy lòng tin bằng cách đưa ra các khoản giảm giá nhỏ, giảm giá vốn, rút tiền mặt…, sau đó dụ người già liên tục tăng đầu tư và cuối cùng thực hiện hành vi lừa đảo bằng nhiều lý do khác nhau để từ chối rút tiền mặt.