Đánh giá: Galax RTX 2070 EX 1 Click OC – Ép xung đỉnh cao

Dòng sản phẩm card đồ họa 1 Click OC mới của Galax đem tới một hơi thở mới cho dòng RTX vốn bị dán mác quá đắt so với hiệu năng.

I. Giới thiệu chung

Năm nay, Galax đã đem trở lại dòng sản phẩm EX với 2 đại diện chính là EX 1 Click OC và EX 1 Click OC Gamer. Nếu như dòng EX truyền thống với đặc trưng 2 fan thì năm nay, dòng Gamer lại là làn gió mới với thiết kế 3 fan lần đầu tiên xuất hiện.

Nếu các bạn để ý thì ngoài dòng HOF ra, chưa có sản phẩm nào được Galax ưu ái trang bị 3 fan dù cho hiệu quả tản nhiệt của các sản phẩm 2 fan vẫn thừa sức đáp ứng nhu cầu. Và sau rất nhiều đóng góp, Galax cũng đã đem led RGB Aurora lần đầu tiên xuất hiện trên sản phẩm VGA của hãng. Với rất nhiều những cái mới như vậy, chúng ra cùng chờ xem sản phẩm năm nay sẽ trông ra sao và hiệu năng như thế nào?

Nói qua về NVIDIA Geforce RTX 2070, sản phẩm Galax RTX 2070 EX 1 Click OC/Gamer sử dụng bo mạch PCB Custom với 6+2 Phase DrMos, GPU Turing TU106-400-A1 với 2304 CUDA Cores, ít hơn GTX1070 Ti (2432 CUDA Cores) và nhiều hơn GTX1070 (1920 CUDA Cores), bộ nhớ 8GB GDDR6 Samsung với mức băng thông 448GBps. Mức giá bán lẻ đề xuất (T1/2019) là 14.990.000 đồng cho bản 2 fan và 15.390.000 đồng cho bản 3 fan.

Cả 2 phiên bản đều sử dụng PCB Custom từ Galax, với 6+2 Phase VRM cho phiên bản RTX2070 và 8+2 Phase VRM cho phiên bản RTX2080. Galax RTX2070 EX 1 Click OC sử dụng 2 fan 100mm với độ dày 2.5 Slot và 5 heatpipes, xung nhịp mặc định 1620Mhz và 1665 khi sử dụng 1 Click OC, đèn led RGB ở 2 fan và logo What’s your game?.

Còn Galax RTX2080 có khá nhiều điều để nói khi được trang bị tới 3 fan 90mm, công nghệ Silent Extreme và led RGB Aurora huyền ảo. Cả 2 đều hoạt động rất yên tĩnh ngay cả khi hoạt động full tải nhưng vẫn đảm bảo nhiệt độ mát mẻ. Bộ nhớ GDDR6 của cả 2 phiên bản xử dụng chip nhớ Samsung với băng thông không đổi, vẫn 448GBps nhưng tiềm năng OC với IC Samsung luôn là bất tận. Đi kèm đó là 2 cổng cấp nguồn phụ 8+6 pin cho mức nguồn lý thuyết lên tới 225W+75W, yêu cầu nguồn công suất tối thiểu 550W.

II. Thiết kế

III.  Bo mạch

GPU NVIDIA TU106-400-A1 với PCB Custom và 6+2 Phase DrMos
Bộ nhớ 8GB GDDR6 với IC Samsung
Sử dụng đầu cấp nguồn PCI-E 8 pin và PCI-E 6 pin
Tản nhiệt to nạc với 5 heatpipes và Tản đồng áp trực tiếp lên GPU
IV. Thông số phần cứng và môi trường

Để benchmark chúng tôi sử dụng bộ máy với cấu hình sau:

o    CPU: Intel Core i5 8400
o    Mainboard: Asus B360-F Gaming
o    Card màn hình: Galax RTX 2070 EX 1 Click OC / Galax RTX 2070 EX 1 Click OC Gamer
o    RAM: Galax GAMER III 3000Mhz 1*8GB
o    Nguồn: Thermaltake Smart Pro RGB 750W Bronze Plus
o    SSD: Galax ONE 240GB
o    Case: Thermaltake Core P90
o    Màn hình: Viewsonic VX3211 2K
o    OS: Windows 10 64-bit ver. 1809
o    Nvidia Driver: 417.35
o    Nhiệt độ môi trường: 30 độ C
o    Software Benchmark:

  • 3DMark 2016 Time Spy (DX12)
  • Unigine Superposition (DX11)
  • Middle Earth: Shadow of War (DX11)
  • Final Fantasy XV 1.2 (DX12)
  • World of Tanks: Encore (DX12)
  • Ashes of the Singularity
  • Batman: Arham Knight
  • Render: V-ray

Thông số VGA:

Hiệu năng

1.    3DMark Timespy

2.    Unigine Superposition

3.    Middle Earth: Shadow of War

4.    Final Fantasy XV 1.2

5.    World of Tanks: Encore

6.    Ashes of the Singularity

7.    Batman: Arkham Knight

8.    Render: V-Ray

9.    3DMark: Port Royal

V. Ép xung

Một trong những cách đơn giản để khai thác tối đa sức mạnh của VGA chính là OC. Thông thường, chúng ta sẽ tăng vCore cho GPU rồi tăng mức xung nhịp. Bằng cách đó, chúng ta có thể tăng hiệu quả xử lý cho VGA. Nghe thì có vẻ khó, nhưng các sản phẩm thuộc dòng 1 Click OC của Galax đã được NSX tạo 1 profile sẵn, chúng ta chỉ đơn giản là apply chạy hằng ngày. Nếu như thế chưa đủ đô, bạn hoàn toàn có thể OC bằng tay với mức hiệu năng tăng lên tới 10-15% so với ban đầu.

Thử nghiệm với +100 Core clock, +1000 Memory clock, thì mức Core clock đạt 2.055Mhz, Memory clock là 8.000Mhz và băng thông bộ nhớ 512GBps, fan speed auto.

Kết quả benchmark:

VI. Nhiệt độ

Nhiệt độ môi trường test là 30 độ, ở điều kiện không tải nhiệt độ của Galax RTX 2070 EX 1 Click OC/Gamer là 41 độ, tất cả fan đều không quay. Khi stress test bằng Furmark và fan auto thì nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 64 độ và 50% fan. Đây là một mức nhiệt rất lý tưởng.

Stress test GALAX RTX2070 EX 1 Click OC

VII. Kết luận

Tuy là một sản phẩm được Galax định hình ở phân khúc giá rẻ nhưng đi kèm với 2 sản phẩm thuộc EX Series lại đem tới những trải nghiệm trên cả mong đợi cho người sử dụng. Sản phẩm được hoàn thiện chắc chắn, khả năng tản nhiệt tốt cùng độ ồn thấp ngay cả khi full tải. Ngoài ra, cả 2 đều được trang bị led RGB đẹp mắt, điều mà rất nhiều hãng cắt bỏ nhằm tiết kiệm chi phí sản phẩm. Backplate nhôm chắc chắn, vừa giúp bảo vệ VGA khỏi các tác nhân bên ngoài mà còn tăng sự vững chắc cho VGA. Một điều ít ai để ý là bo mạch Custom tăng sự ổn định cho hệ thống, đảm bảo những dòng năng lượng thuần khiết nhất cho GPU và vRAM. Tiềm năng OC của Galax RTX2070 EX 1 Click OC/Gamer cũng rất đáng để mong đợi.

1 Click OC: một tính năng rất thú vị và hữu ích cho những ai không quá rành OC. Chỉ đơn giản là tải ứng dụng Extreme Tuner, chọn 1-Click OC và Apply là VGA của bạn đã được boost từ 5-10% hiệu năng.

Có thể nói, Galax đã tung ra thị trường 1 sản phẩm xuất sắc trong phân khúc. Galax RTX2070 EX 1 Click OC/Gamer thật sự im lặng, mát mẻ nhưng trần đầy năng lượng. Các sản phẩm ở phân khúc thấp – trung khó có thể đạt được những tính năng như sản phẩm mà Galax đem lại. Nếu nhu cầu của bạn chỉ đơn giản là sử dụng hàng ngày, túi tiền sinh viên nhưng vẫn muốn trải nghiệm các công nghệ hay OC thì tôi đánh giá rất cao sản phẩm này.