Dù đang là ứng dụng "must-have" của giới trẻ toàn cầu, TikTok lại vừa bị cấm tại Ấn Độ

Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc

Mới đây, Ấn Độ đã yêu cầu chính phủ chặn hoặc đưa ra lời khuyên tới người dân hạn chế việc sử dụng hơn 50 ứng dụng di động có liên quan đến Trung Quốc, trong đó có TikTok. Họ lo ngại rằng các ứng dụng này không an toàn khi trích xuất một lượng lớn dữ liệu từ người dùng Ấn Độ.

Dù đang là ứng dụng must-have của giới trẻ toàn cầu, TikTok lại vừa bị cấm tại Ấn Độ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Ấn Độ cấm tải về hàng loạt ứng dụng của Trung Quốc do vấn đề bảo mật

Mặc dù chưa có lời chính thức nào về việc chính phủ sẽ hành động về vấn đề này hay không, quyết định này có thể là một vấn đề khó khăn vì danh sách này bao gồm một số ứng dụng rất phổ biến và được sử dụng thường xuyên ở Ấn Độ. Một số ứng dụng này, chẳng hạn như TikTok, SHAREit, Bigo Live, Club Factory, Shein và Helo... là những ứng dụng đóng góp to lớn cho nền kinh tế ảo của Ấn Độ. Dưới đây là những ứng dụng mà cơ quan tình báo Ấn Độ muốn người Ấn tránh xa:


Dù đang là ứng dụng must-have của giới trẻ toàn cầu, TikTok lại vừa bị cấm tại Ấn Độ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Danh sách hơn 50 ứng dụng Trung Quốc bị cấm tại Ấn Độ có TikTok

Cực chẳng đã, tình hình căng thẳng giữa hai quốc gia đã bắt đầu làm tổn thương các công ty Trung Quốc hoạt động tại Ấn Độ. Phải kể đến công ty lớn như Xiaomi với ứng dụng Mi Store, Cộng đồng Mi...

Vào ngày 17/6, thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc Oppo đã hủy bỏ việc ra mắt một thiết bị ở Ấn Độ. Làn sóng biểu tình ngày càng vươn ra tới mức người dân Ấn đốt, phá các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, với hàng chữ "Made in China" gắn phía sau lưng. 

8286148c-6e88-11ea-b0ed-5e14cf8eb9e1_image_hires_192204

Ảnh minh họa: Oppo đã hủy bỏ việc ra mắt một thiết bị ở Ấn Độ

Vì sao TikTok lại bị cấm?

Truyền thông xã hội

Người Ấn Độ đã sử dụng khoảng rất nhiều ứng dụng chia sẻ video của Trung Quốc trong vài năm qua. Phổ biến nhất trong gói là TikTok, có hơn 120 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Các ứng dụng chia sẻ video phổ biến khác của Trung Quốc bao gồm Helo, Bigo Live..

Do quá phổ biến nên khiến cho những ứng dụng này trở thành tâm điểm hoài nghi sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, chính quyền đã kêu gọi quân đội và công chúng Ấn Độ xóa bỏ chúng.  

Dù đang là ứng dụng must-have của giới trẻ toàn cầu, TikTok lại vừa bị cấm tại Ấn Độ - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: TikTok có thể bị cấm

Không phải lần đầu TikTok bị gặp rắc rối tại Ấn Độ

Cách đây 1 năm, Google và Apple đã gỡ bỏ ứng dụng TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng của họ ở Ấn Độ, vì tòa án Ấn Độ cho rằng TikTok đang khiến trẻ em gặp nguy hiểm trước những kẻ tội phạm tình dục và khiêu dâm. TikTok đã gây ra rất nhiều tranh cãi ở Ấn Độ.

Kể như ngày 17/10/2018, một người đàn ông 24 tuổi ở thành phố Chennai bị cáo buộc tự tử sau khi bị nhiều người dùng TikTok quấy rối vì đã đăng video mặc trang phục phụ nữ.

Ngày 22/2/2019, một sinh viên đại học bị chết còn hai người bạn của anh bị thương nặng, do vừa đi xe máy vừa thực hiện video để đăng TikTok và đâm vào một chiếc ô tô.

Ngày 3/4/2019, một thanh niên 19 tuổi ở Delhi đã vô tình bị bạn mình bắn chết bằng súng lục khi cả hai đang dùng nó để quay video TikTok.

Để giảm căng thẳng lúc bấy giờ, TikTok đã xóa hơn 6 triệu video được tạo ở Ấn Độ vi phạm nguyên tắc nội dung của công ty và giới thiệu “cổng độ tuổi” để người dùng xác minh rằng họ từ 13 tuổi trở lên.Ứng dụng này có lượng người dùng trẻ lớn hơn nhiều so với các nền tảng truyền thông xã hội khác nhưng lại không có những biện pháp giúp bảo vệ quyền riêng tư hoặc an toàn cho khách hàng.

Ấn Độ và Mỹ hiện là các quốc gia yêu cầu người dùng TikTok xác minh rằng họ ít nhất 13 tuổi. Ứng dụng này cũng phổ biến trong thanh thiếu niên ở Vương quốc Anh và Trung Đông, cũng như Nga, Mexico và Pakistan.