Vào hôm thứ sáu vừa qua, Facebook đã đưa ra lời xin lỗi sau một bài đăng trên blog ẩn danh phản ánh về văn hóa phân biệt chủng tộc đối với nhân viên da đen, Tây Ban Nha và nữ châu Á tại công ty mạng xã hội.
Trong một tuyên bố, ông Patrick Bertie Thomson - Phó Chủ tịch truyền thông doanh nghiệp của Facebook cho biết: “Không có ai hoặc bất cứ nơi nào của Facebook được thực hiện hành vi này. Chúng tôi xin lỗi. Hành vi này đi ngược lại với mọi thứ mà công ty đã đặt ra. Chúng tôi luôn lắng nghe và làm việc chăm chỉ để làm tốt hơn.”
Bài đăng trên blog được viết bởi một nhóm tự xưng là nhân viên Facebook. Mọi thứ đã trở nên tồi tệ kể từ khi nhân viên Mark Luckie (đã nghỉ việc tại Facebook) đưa ra bản ghi chú vào tháng 11/2018 và tuyên bố rằng Facebook có “vấn đề về người da đen”.
Những nhân viên ẩn danh này cho hay: “Phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử, thiên vị và sự tấn công không toát ra ở hành động lớn. Chúng xảy ra trong một số hành động nhỏ, chúng diễn ra trong thời gian dài, nhưng không bao giờ được biết tới, không bao giờ được thừa nhận và không bao giờ được chấp nhận”.
Ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg.
Trong bài đăng, các nhân viên đã nêu chi tiết một số sự cố phân biệt chủng tộc: Một người quản lý chương trình bị hai đồng nghiệp da trắng yêu cầu dọn dẹp “hậu quả” của họ, và một nhân viên khác cho hay những nhân sự này không hề báo cáo sự cố lên cấp trên.
Ngoài ra còn có nhiều câu chuyện liên quan đến các nhân viên đưa ra phản hồi tiêu cực trên hệ thống đánh giá hiệu suất của Facebook, làm ảnh hưởng đến xếp hạng hiệu suất làm việc của các đồng nghiệp da màu. Trước đó, nhiều nguồn tin cũng khẳng định, hệ thống đánh giá hiệu suất làm việc của Facebook thường được nhân viên sử dụng để xử phạt đồng nghiệp của mình.
Các nhân viên ẩn danh chia sẻ thêm: “Chúng tôi không hề bị tổn thương từ bên ngoài nhưng Facebook đã biến chúng tôi thành mục tiêu dễ bị tổn thương trong nội bộ. Điều duy nhất chúng tôi có thể hy vọng trong cuộc đấu tranh này là tác động đến sự thay đổi bằng cách chia sẻ những câu chuyện của chúng tôi và hy vọng rằng sẽ không còn một ai khác phải trải nghiệm những hành vi phân biệt đối xử giống như chúng tôi nữa”.