Trong khi Nvidia liên tục "đẻ trứng" trong suốt quãng thời gian nửa cuối năm 2018 và đầu năm 2019 với các dòng card đồ họa RTX 2000 series và GTX 1600 series thì AMD lại khá là bình thản khi chỉ ra tiếp 2 chiếc card đồ họa là RX 5700 và RTX 5700XT. Tuy nhiên, đây là những chiếc card đồ họa không hề đơn giản của đội đỏ. Đó thực sự là một cú huých lớn vào thị trường card đồ họa tầm trung và là tiền đề cho sự phát triển của một dòng card mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Tuy đã nhen nhóm thông tin từ lâu, cũng có kha khá những người được trên tay sớm chiếc card đồ họa này tuy nhiên cho đến thời gian gần đây, chúng tôi mới có cơ hội để sở hữu chiếc RX 5700XT này. Ngay từ cái tên, chúng ta đã thấy, việc thay đổi mã sản phẩm cũng đánh dấu cho một bước ngoặt lớn cho sản phẩm của một hãng. Cũng giống như cái cách RTX xuất hiện thay cho GTX của Nvdia cách đây không lâu vậy. Bởi vậy RX 5700XT dù đã có nhiều bài đánh giá trên nước ngoài nhưng vẫn khiến người khác phải tò mò và kiểm chứng.
Sau khi ra mắt phiên bản tản lồng sóc cơ bản thì đến nay mỗi hãng phần cứng đều đã cho ra mắt phiên bản RX 5700XT của riêng mình. Hiện tay trong tay chúng tôi là phiên bản 3 fan có tên Gaming OC đến từ Gigabyte. Chỉ cần nhìn cái tên thôi là biết chắc chắn là dành cho game thủ rồi.
Nếu như các bác đã theo dõi những chiếc card đồ họa của Gigabyte trong thời gian gần đây. Cụ thể là từ khi chiếc Nvidia RTX 2080Ti được ra mắt thì Gigabyte đã đem đến một chuẩn mực thiết kế tốt hơn rất nhiều so với những phiên bản "non-Aorus" trước đó. Và cũng kể từ đó đến nay, thiết kế quen thuộc này vẫn được sử dụng và chỉ thay đổi ở kích thước, số lượng fan và số lượng chân nguồn phụ trên mỗi phiên bản mà thôi. Cơ mà cũng chính vì lẽ đó mà chúng tôi chẳng thể tiếp tục mà trầm trồ nhìn ngắm một sản phẩm công nghệ mới nữa. Khá là nhàm chán
Đi sâu hơn vào chi tiết, RX 5700XT có độ dày 2.5 slot với 3 fan cùng 2 cổng nguồn phụ 8 pin + 6 pin. Có vẻ tương đồng với chiếc RTX 2070 của Nvidia do Gigabyte sản xuất. Bằng cảm quan thì RX 5700XT có vẻ như sẽ đem lại hiệu năng tương đồng với đối thủ bên phía Nvidia còn mức giá thì lại mềm hơn. Một chiêu bài khá quen thuộc của AMD trong nhiều năm trở lại đây.
Thật đáng tiếc khi chúng tôi không sở hữu bộ đôi bo mạch chủ X570 và vi xử lý Ryzen 3000 để test được giao thức PCIe 4.0 hoàn toàn mới trên RX 5700XT như thế nào tuy nhiên với lượng băng thông khổng lồ mà nó đem lại. Đây hoàn toàn là một lợi thế dành cho đội đỏ bên cạnh mức giá đầy ấn tượng của mình. Bên cạnh đó, nó có thể khiến người dùng phải phụ thuộc nhiều hơn vào AMD nếu họ muốn giải phóng toàn bộ sức mạnh có trên RX5700 XT.
Điểm benchmark rất khả quan của RX 5700 XT trên tựa game siêu năng Assassin Creed: Odyssey
Dù vậy, chúng tôi vẫn cố gắng đem đến cho các game thủ khả năng vận hành của chiếc card đồ họa đầy hứa hẹn này trên một số tựa game sử dụng thư viện đồ họa của cả AMD và NVIDIA.
Đối với tựa game Assassin's Creed: Odyssey: đây là một tựa game sử dụng thư viện đồ họa của AMD và nó tỏ ra khá ngon lành với số khung hình trung bình
Ở một số tựa game khác thì không có quá nhiều sự khác biệt nhưng phải nhắc lại một chút cho các game thủ là chúng tôi đang sử dụng hệ thống AMD Ryzen 2000 nên không thể giải phóng hết năng lực của chiếc card đồ họa này. Nếu có thể kích hoạt PCIe 4.0, chúng tôi tin chất lượng hình ảnh còn có thể cải thiện thêm nhiều.
Vậy suy cho cùng thì RX 5700XT có đáng mua hay không? Câu trả lời là có nhưng hãy mua khi bạn sử dụng hệ thống Ryzen 3000 series tầm trung mới nhất. Đó là lúc bạn không hề lãng phí bất cứ sự đầu tư nào vào hệ thống phần cứng của mình.