Là sự kiện được tổ chức hàng năm, hội nghị năm nay tổng hợp các vấn đề an ninh mạng chủ chốt đã được các nhà nghiên cứu và giám đốc điều hành hàng đầu của công ty trình bày trước báo giới đến từ 11 quốc gia trong khu vực. Sự kiện kéo dài bốn ngày, với chủ đề “Balkanisation: Security should not be in Isolation” – “Phân mảnh Internet: Bảo mật không nên đơn lẻ” làm nổi bật những nguy cơ có thể xảy ra với sự toàn cầu hóa của Internet và tổng quan về các mối đe dọa trực tuyến liên quan đến các quốc gia ở châu Á.
Chia sẻ với báo chí, ông Stephan Neumeier, Giám đốc Điều hành Kaspersky Lab khu vực APAC cho biết: “Như cảnh báo từ CEO của chúng tôi, ông Eugene Kaspersky, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng sự không tưởng của một thế giới số không biên giới đang dần kết thúc. Với việc các quốc gia khác nhau xây dựng hàng rào web địa phương, Internet miễn phí đang dần bị phân chia, các bản vá trực tuyến và chia sẻ độc lập có thể mang lại lợi ích cho từng quốc gia, nhưng chắc chắn sẽ là thẻ thông hành cho bọn tội phạm nhằm mở ra các đe doạ mạng trên toàn thế giới”.
Nhằm mang đến thông tin chi tiết toàn diện về tình trạng an ninh mạng hiện tại trong APAC, ba chuyên gia bảo mật mạng ưu tú từ Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu của Kaspersky Lab (GReAT) lưu ý các cuộc tấn công trực tuyến quan trọng nhất được theo dõi trong khu vực.
Ông Vitaly Kamluk, Trưởng nhóm GReAT APAC đã làm sáng tỏ tương lai của Internet. |
Vitaly Kamluk, Trưởng nhóm GReAT APAC đã làm sáng tỏ tương lai của Internet dựa trên kinh nghiệm 13 năm của ông trong phân tích phần mềm độc hại, các quy luật và xu hướng hiện hành trên toàn thế giới: “Phần mềm độc hại mới mà chúng tôi phát hiện hàng ngày đã tăng lên hàng năm về số lượng, về sự phức tạp và lan tỏa. Tương lai của Internet sẽ mong manh khi các quốc gia tranh giành để tăng cường phòng thủ cho họ, sinh ra “Balkanisation”. Tuy nhiên, sự phân mảnh không phải mục tiêu chúng ta cần phải đối mặt với mối đe dọa của Internet. Một thế giới dễ dàng bị chia rẽ hơn chinh phục. Chúng ta cần hợp tác và tin tưởng lẫn nhau để ngăn chặn hiệu quả các tội phạm mạng này, những người không quan tâm cả địa chính trị lẫn biên giới”.
Người sáng lập và CEO Kaspersky Lab, Eugene Kaspersky đã lưu ý trong một bài báo về việc các nước như Brazil và Đức đang cân nhắc như thế nào, hoặc có thể đã khởi động các lĩnh vực độc lập của họ trên Internet gồm xây dựng mạng lưới song song, tách biệt với Internet để trao đổi thông tin với sự bảo mật cao nhất.
Bên cạnh đó, một số quốc gia cũng đang xây dựng các chính sách yêu cầu những người khổng lồ công nghệ toàn cầu như Google và Facebook chuyển trung tâm dữ liệu của họ sang các nước sở tại để hạn chế gián điệp và xâm nhập dữ liệu ở nước ngoài.
Kaspersky đã nhấn mạnh rằng Balkanisation và sự ra đời của chủ nghĩa bảo hộ từ các quốc gia trên thế giới sẽ chỉ làm cho một phía hưởng lợi duy nhất: tội phạm mạng.
Ngoài các cuộc thảo luận quan trọng về tương lai của Internet, nhà nghiên cứu bảo mật của Kaspersky Lab, Seongsu Park đưa ra cái nhìn tổng quát về kẻ thù tinh vi và khét tiếng của các nước khu vực APAC: nhóm Lazarus. Ông đặc biệt lưu ý đến các hoạt động của mối đe dọa nói tiếng Hàn, kẻ đã thực hiện các cuộc tấn công chuỗi cung ứng giả mạo khi phát tán phần mềm độc hại trên Windows và cả các thiết bị MacOS.
Suguru Ishimaru, nhà nghiên cứu bảo mật tại GReAT của Kaspersky Lab chia sẻ các phương pháp được sử dụng để phân tích phần mềm độc hại Android và tiết lộ các hoạt động gần đây của phần mềm độc hại di động được gọi là Roaming Mantis. Kẻ tấn công với động cơ tài chính này đã có thể lây nhiễm thành công các điện thoại thông minh Android ở Hàn Quốc, Bangladesh và Nhật Bản thông qua việc tấn công DNS vào đầu năm nay.
Về vấn đề lòng tin và trung thực trong ngành công nghiệp bảo mật mạng, Anton Shingarev, Phó Giám đốc phụ trách Công, Trưởng văn phòng CEO tại Kaspersky Lab đã trình bày chi tiết về Sáng kiến minh bạch toàn cầu của công ty tại Hội nghị.