Sau một ngày làm việc và học tập, người dùng thường kết thúc mọi thứ khi cầm lên smartphone để lướt mạng xã hội, xem phim,..và chơi game. Có thể nói, game di động hiện nay rất hút khách. Do đó, có một nghi vấn là liệu các nhà phát triển trò chơi có thiết kế để gây nghiện đến người dùng không?
"Nghiện" trò chơi điện tử có thật không?
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã xác định rối loạn chơi game trong Bản sửa đổi thứ 11 của Phân loại bệnh quốc tế là " hành vi chơi game đặc trưng bởi việc kiểm soát trò chơi bị suy giảm, tăng mức độ ưu tiên cho chơi game hơn các hoạt động khác đến mức chơi game được ưu tiên hơn các sở thích và hoạt động hàng ngày khác, và tiếp tục chơi game bất chấp xảy ra hậu quả tiêu cực. "
Tất nhiên, có một sự khác biệt giữa chơi game để giải trí và "nghiện" chúng. Ngay cả khi chơi game mỗi ngày, một người vẫn không bị coi là "nghiện" game nếu vẫn kiểm soát tốt cuộc sống của mình. Nhưng khi người đó bỏ cả tắm và ra ngoài để chơi game hoặc nếu thậm chí nghỉ việc và bắt đầu bán đồ đạc của mình để mua tiền ảo, tình trạng đã trở nên nguy hiểm.
Tại sao nhiều người lại nghiện game?
Giống như cờ bạc, các game di động hiện nay sẽ giở rất nhiều chiêu trò để "câu" khách tiêu tiền. Thực tế, kinh doanh game mang lại lợi nhuận rất cao. Công ty trò chơi điện tử Supercell, được biết đến với các bản "hit" Clash of Clans, Clash Royale và Brawl Stars, đã kiếm được hơn 1,7 tỷ USD doanh thu trong suốt năm 2018.
Đồ họa
Một số game di động thu hút người chơi bằng các thủ thuật như những biểu tượng anh chàng - quý cô tài giỏi và xinh đẹp trong giao diện. Điều này sẽ giúp kích thích hưng phấn với người chơi. Ngoài ra, nghiên cứu khám phá mối quan hệ giữa màu sắc và cảm xúc của con người chỉ ra rằng màu sáng tạo cũng ra nhiều phản ứng tích cực hơn màu tối. Vì thế, đồ họa đẹp cũng là một nhân tố quan trọng.
Khó khăn
Một điều phổ biến ở các trò chơi là mang lại cho người chơi cảm giác chiến thắng tuyệt vời: pháo hoa hoành tráng và âm thanh ca ngợi khi họ giành chiến thắng hoặc lên cấp. Nhưng sau sự hưng phấn ban đầu như vậy, trò chơi sẽ trở nên khó hơn hoặc buộc bạn phải chờ đợi để chơi lại. Đương nhiên, game sẽ cung cấp một giao dịch mua trong trò chơi nhỏ để tiếp tục.
Mua hàng trong game
Mua hàng trong game là cách mà các nhà phát triển kiếm lời. Có không ít người đổ hàng trăm triệu vào game di động và họ thừa nhận rằng làm như vậy khiến việc thoát khỏi trò chơi trở nên khó khăn hơn. Đó không chỉ là một trò chơi nữa mà giống như một khoản đầu tư mà bạn phải duy trì.
Cảm giác sát nút đối thủ
Ví dụ, trong game Candy Crush Saga, người chơi sẽ cảm thấy rất ức chế khi gần đạt cấp độ. Một ví dụ khác nữa là Flappy Bird, khiến người chơi cảm giác bực mình khi sắp đánh bại kỷ lục của mình ....
Cảm giác đạt đến sát nút chiến thắng khiến người chơi tin rằng họ gần như đã chiến thắng, vì vậy sẽ nạp thêm tiền vào để chơi game.
Cảm giác sai lầm khi kiểm soát
Đây là cách mà một sòng bạc đã làm từ lâu. Máy đánh bạc được thiết kế để mang đến cho người chơi cảm giác có quyền kiểm soát kết quả của mỗi lần chơi. Trong thực tế, người chơi dù thắng hay thua vẫn chỉ được xác định bởi cấu hình của máy.
Nghiện trò chơi điện tử thực sự là có thật nhưng đây là một vấn đề ít lo ngại hơn nhiều so với việc lạm dụng các chất như rượu và thuốc lá, thường gây ra thiệt hại lớn hơn nhiều cho sức khỏe con người và xã hội.
Ngoài ra, chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho các nhà phát triển về việc mà họ làm. Họ đang tạo ra các trò chơi để kiếm tiền và chỉ đơn giản là tiếp thị sản phẩm theo cách họ thấy phù hợp.
Nhưng cũng phải thừa nhận là đối với đa số các nhà phát triển, việc kiếm tiền được ưu tiên hơn so với việc tạo ra các trò chơi chất lượng. Họ sẽ không phấn đấu để tạo ra một trò chơi xuất sắc nhất mà chỉ tạo ra một trò chơi đủ thú vị để khiến mọi người bị cuốn hút và khiến họ phải trả tiền nhiều hơn.
*Lưu ý: Một số nội dung trong bài thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.