Mạng xã hội nào liên tục phủ sóng đường biên sân bỏ EURO 2020?

Sự hiện diện mạnh mẽ của các nhà tài trợ Trung Quốc đang thu hút sự chú ý tại UEFA Euro 2020.

Nếu chú ý, có đến 4 công ty Trung Quốc trong số 12 nhà tài trợ chính thức của EURO 2020. Điều đó đại diện cho tham vọng vươn ra toàn cầu của các thương hiệu Trung Quốc. Các doanh nghiệp này gồm Hisense, Alipay, Vivo và TikTok. Các nhà tài trợ khác gồm FedEx, Booking.com, Volkswagen, Coca-Cola và Qatar Airways. Có lẽ trong các doanh nghiệp Trung Quốc, TikTok đang thể hiện rõ tham vọng của mình.

TikTok thuộc sở hữu của ByteDance đã trở thành nền tảng giải trí kỹ thuật số đầu tiên tài trợ cho giải đấu, vì nền tảng chia sẻ video ngắn “đang tìm cách củng cố danh tiếng của mình như một ngôi nhà để người hâm mộ bóng đá chia sẻ niềm đam mê của họ với trò chơi, cũng như nâng cao nhận thức với khán giả mới như tuyên bố được công bố trên UEFA.com vào tháng 2. Nền tảng này đã ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và được các chuyên gia trong ngành đánh giá là một trong những thương hiệu Trung Quốc thành công nhất trong việc vươn ra toàn cầu. 

Cái tên TikTok nổi bật đã khiến chính phủ Mỹ quan tâm trong một thời gian dài, đặc biệt dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông liên tục cáo buộc mạng xã hội với hơn 100 triệu người dùng ở Mỹ này là mối đe dọa an ninh quốc gia và có khả năng thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng Mỹ để gửi về Trung Quốc. Sau đó, ông Trump đã ban hành lệnh cấm đối với WeChat, bên cạnh WeChat, vào tháng 8/2020.

Mặc dù vậy mới đây, tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden đã thu hồi lệnh cấm đối với TikTok. Tuy nhiên, thay vì cấm ứng dụng của Trung Quốc, chính phủ Mỹ sẽ xây dựng một cơ chế đánh giá nguy cơ từ các ứng dụng nước ngoài.

Mạng xã hội nào liên tục phủ sóng đường biên sân bỏ EURO 2020? - 3

TikTok có thể gặp khó tại Mỹ, nhưng ở châu Âu lại khác.

Rõ ràng sự kiện VCK EURO 2020 là cơ hội lớn để TikTok mở rộng hơn nữa sự chú ý đối với người dùng châu Âu - vốn không ảnh hưởng bởi các sắc lệnh tại Mỹ. Như đã biết, thể thao mà đặc biệt là bóng đá rất phổ biến đối với người tiêu dùng châu Âu. Tài trợ cho EURO 2020 có lợi cho việc xây dựng cầu nối giữa thương hiệu và khán giả của ứng dụng này.

Trước đó, trong những năm 1980, các công ty Nhật Bản đã tài trợ cho một số sự kiện thể thao quốc tế, còn các công ty Hàn Quốc bắt đầu làm như vậy vào những năm 1990. Giờ đây, các công ty Trung Quốc đang cạnh tranh hơn trong các lĩnh vực như điện tử tiêu dùng, thiết bị gia dụng, thiết bị di động và CNTT. Đầu tư vào EURO 2020 phản ánh sự đầu tư ngày càng tăng của các công ty Trung Quốc vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, cũng như cải thiện sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.