Khi nghĩ đến Nhật Bản, mọi người có thể hình dung ra tàu siêu tốc hiện đại và nhà vệ sinh tự làm sạch. Nhưng mặt khác của câu chuyện là đất nước này đã sử dụng ổ đĩa mềm cho các thủ tục của chính phủ vào thời điểm mà mọi người thậm chí có thể coi lưu trữ đám mây là điều hiển nhiên.
Giờ đây, mọi thứ sẽ thay đổi khi Cơ quan Kỹ thuật số Nhật Bản được thành lập trong đại dịch Covid-19 để thúc đẩy cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Nhật Bản, đã hoàn thành công việc “khai tử” đĩa mềm vào cuối tháng trước khi người đứng đầu cơ quan - Taro Kono công bố: “Chúng tôi đã chiến thắng trong cuộc chiến đĩa mềm vào ngày 28/6”. Sau khi nhậm chức vào năm 2022, Kono đã nổi giận khi tuyên bố trên X về hành động “một cuộc chiến chống lại đĩa mềm” sắp diễn ra.
Đĩa mềm dựa vào lưu trữ từ tính để đọc và ghi dữ liệu. Chúng khá phổ biến trong những năm 1970 và 1990 khi chủ yếu được sử dụng để truyền dữ liệu giữa các máy tính không có mạng.
Công nghệ cũ bắt đầu suy yếu khoảng hai thập kỷ rưỡi trước khi máy tính kết nối internet và các phương pháp lưu trữ khác trở nên phổ biến hơn. Năm 1998, Apple đã trở thành một trong những công ty tiên phong hướng tới tương lai không có ổ đĩa mềm bằng cách ra mắt iMac G3.
Cuối cùng thì Cơ quan Kỹ thuật số Nhật Bản đã thành công trong cuộc chiến chống lại đĩa mềm.
Các công ty khác cũng tham gia vào xu hướng này trong những năm tiếp theo. Năm 2001, các tài liệu nội bộ tiết lộ Intel muốn ngừng sản xuất đĩa mềm, PC World ngừng cung cấp chúng vào năm 2007 và Sony, với khoảng 70% thị trường ổ đĩa mềm 3,5 inch vào năm 2010, đã tuyên bố sẽ chấm dứt mọi hoạt động bán đĩa mềm.