Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi nhà thiên văn Paola Marigo của Đại học Padua (Ý) đã xem xét các sao lùn trắng oxy – carbon trong các cụm sao mở cũ của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way. Họ đã làm sáng tỏ nguồn gốc của nguyên tố thiết yếu cho sự sống của Trái Đất: carbon.
Sao lùn trắng vốn chỉ là một dạng "xác sống" trôi nổi trong không gian. Khi một ngôi sao như Mặt Trời hết năng lượng, nó sẽ bùng nổ thành một siêu tân tinh, để rồi phần còn lại co thành một sao lùn trắng nhỏ bé. Sao lùn trắng về bản chất chỉ là xác chết của một ngôi sao, nhưng vẫn "sống" theo một dạng thức đặc biệt. Một số nghiên cứu cho thấy có những hành tinh vẫn được nuôi dưỡng bởi sao mẹ là sao lùn trắng, thậm chí có cái đủ "chuẩn" cho sự sống.
Theo giáo sư Enrico Ramirez-Ruiz trừ Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu, họ đã phân tích dữ liệu từ Đài thiên văn W.M. Keck đặt ở Hawaii, và đo được khối lượng của các sao lùn trắng thuộc 5 cụm sao mở là NGC 752, Ruprecht 147, NGC 6121, NGC 6819 và NGC 7789.
Sử dụng lý thuyết về sự tiến hóa sao, họ đã tính toán được độ lớn của các ngôi sao đó khi còn sống và ước lượng chúng lớn ít nhất bằng 1,5 lần Mặt Trời của Trái Đất.
Với khối lượng này, chúng làm được một điều mà không ngôi sao các làm được: cung cấp carbon cho các hành tinh non trẻ như Trái Đất.
Cụ thể, các nguyên tử carbon được tạo ra trong ngôi sao thông qua sự hợp nhất của 3 hạt nhân helium. Carbon này được chuyển lên bề mặt vào cuối đời ngôi sao, để rồi bắn khắp không gian trong cú bùng nổ siêu tân tinh. Theo các cơn gió sao nhẹ, carbon này chu du khắp môi trường liên sao.
Và một vài cơn gió sao mang hạt mầm sự sống này đã thổi vào Hệ Mặt Trời non trẻ 4,6 tỉ năm trước, nơi các hành tinh bao gồm Trái Đất đang hình thành. Nếu hành tinh đó có các điều kiện phù hợp cho sự sống, hạt mầm đó sẽ góp phần tạo nên thứ gọi là các "khối xây dựng sự sống" sơ khai.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy.