Cơ chế làm lạnh và đông đá của tủ lạnh
Cơ chế làm lạnh và đông đá của tủ lạnh thông thường sẽ được trải qua những bước sau đây:
- Máy nén khí (block máy) sẽ nén khí gas (môi chất) đang ở thể khí dưới áp suất và nhiệt độ phù hợp để chuẩn bị làm lạnh.
- Khí gas (môi chất) được đẩy tới dàn nóng của tủ lạnh, tại đây thì khí gas có nhiệt độ và áp suất cao sẽ được làm mát để có thể ngưng tụ tạo nên chất lỏng có áp suất cao nhưng lại có nhiệt độ thấp.
- Kế đến môi chất đã hóa lỏng vừa xong sẽ đi qua một van tiết lưu, sau đó sẽ biến dung dịch hóa lỏng kia trở nên có áp suất thấp và nhiệt độ cực thấp dùng để làm lạnh và hóa đá không khí bên trong tủ lạnh.
- Sau khi kết thúc quá trình môi chất hóa lỏng làm lạnh không khí trong tủ lạnh thì chúng sẽ được trở về máy nén để biến trở lại thành dạng khí có áp suất và nhiệt độ cao, bắt đầu lại một chu trình làm lạnh mới.
Vì sao tủ lạnh không đông đá?
Thông thường, việc tủ lạnh không đông đá chủ yếu sẽ đến từ hai nhóm nguyên nhân chính:
- Nguyên nhân từ phía người sử dụng: Do bạn sử dụng sai cách, lắp đặt không đúng, tích trữ quá nhiều thức ăn trong tủ, điều chỉnh nhiệt độ làm lạnh không hợp lý,...
- Nguyên nhân do lỗi kỹ thuật của tủ lạnh: Tủ bị rò rỉ khí gas, block làm lạnh bị hỏng, bộ điều khiển thời gian bị hỏng, bộ điều chỉnh nhiệt độ làm lạnh bị hư, nguồn điện chập chờn không ổn định,...
Để có thể khám phá kỹ hơn các nguyên nhân cũng như cách khắc phục hợp lý thì bạn có thể tham khảo thêm ở phần tiếp theo ngay dưới đây.
Nguyên nhân khiến tủ lạnh không đông đá và cách khắc phục
1. Do tủ lạnh chứa quá nhiều đồ bên trong
Khi bạn chứa quá nhiều thực phẩm bên trong ngăn đá sẽ có thể khiến cho tủ lạnh không đông đá được và có thể khiến thực phẩm không được bảo quản đúng cách. Bởi lẽ quá nhiều thực phẩm bên trong sẽ khiến cho khí lạnh không lưu thông được đồng đều trong tủ để có thể đông đá hoàn toàn thực phẩm.
Cách khắc phục: Hãy giảm bớt lượng thực phẩm ở trong ngăn đá mà chỉ tích trữ ở mức vừa phải.
Tủ lạnh chứa quá nhiều đồ bên trong có thể khiến không đông đá được hết
2. Do tủ lạnh bị hỏng máy nén khí
Máy nén khí hay còn được gọi là block máy, là trái tim của tủ lạnh có tác dụng điều tiết hơi gas vào dàn nóng để được làm lạnh rồi thu hồi khí gas từ dàn lạnh về để tái tạo chu kỳ hoạt động mới. Nếu như máy nén khí tủ lạnh bị hỏng có thể gây ra tình trạng tủ lạnh không đông đá và mất đi khả năng làm lạnh của mình.
Cách khắc phục: Nhờ nhân viên kỹ thuật kiểm tra để sửa chữa, thay mới nếu cần thiết.
3. Do khoang làm lạnh bị hở
Trong quá trình lau dọn tủ lạnh, bạn không may sử dụng đồ vật góc cạnh hoặc sắc nhọn làm thủng mất khoang làm lạnh. Điều này khiến cho không khí bên trong khoang làm lạnh bị rò rỉ và làm cho tủ lạnh không đông đá được. Từ đó gây ra sự lãng phí điện năng tiêu thụ, giảm tuổi thọ của tủ lạnh.
Cách khắc phục: Nhờ nhân viên kỹ thuật kiểm tra và vá lại những chỗ bị rò rỉ bên trong khoang làm lạnh.
4. Do điều chỉnh nhiệt độ làm lạnh không đúng
Thông thường, bên trong ngăn làm lạnh của tủ sẽ có những nút vặn điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Nhiều người thường không hay để ý đến mấy cái nút này hoặc điều chỉnh không đúng sẽ dẫn đến tình trạng tủ lạnh không đông đá hoặc làm mát được cho thực phẩm.
Cách khắc phục: Điều chỉnh lại các núm vặn nhiệt độ sao cho phù hợp, có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để có thể biết cách tùy chỉnh sao cho hợp lý.
Điều chỉnh nhiệt độ không đúng có thể khiển tủ lạnh không đông đá
5. Do đường ống lưu thông bị tắc
Dựa theo nguyên lý làm mát của tủ lạnh, sở dĩ tủ lạnh có thể đông đá và làm mát được thực phẩm là do có hệ thống đường ống giúp dẫn khí lạnh tuần hoàn và lưu thông bên trong khoang thực phẩm. Một khi đường ống dẫn khí bị tắc nghẽn do bị thực phẩm che mất hoặc do bụi bẩn, tuyết bám,... sẽ khiến cho tủ lạnh không đông đá và mất đi khả năng làm mát của mình.
Cách khắc phục: Ngắt điện tủ lạnh rồi để mở tủ ra hong khô trong gió khoảng vài tiếng đồng hồ nhằm giúp tan bớt tuyết bám dày trong đường ống. Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để ngăn ngừa thực phẩm có thể bám trong đường ống gây tắc nghẽn.
6. Khí gas làm lạnh bị rò rỉ
Trong quá trình lắp đặt tủ lạnh không tránh khỏi việc va chạm có thể khiến cho đường ống dẫn gas làm lạnh bị nứt vỡ, gây ra tình trạng rò rỉ khí gas. Từ đó tủ lạnh sẽ không đông đá và làm lạnh được như bình thường, gas trong bình cũng sẽ mau chóng cạn kiệt và ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như hiệu năng làm việc của máy giặt.
Cách khắc phục: Nhờ hãng tủ lạnh bảo hành nếu như tủ bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển và lắp đặt. Hoặc có thể nhờ nhân viên kỹ thuật tư vấn và xử lý.
7. Bộ xả đá không hoạt động
Bộ xả đá là một bộ phận vô cùng quan trọng bên trong tủ lạnh. Nó có tác dụng chính đó là ngăn ngừa nguy cơ đóng đá tại dàn lạnh khiến cho khí lạnh không thể lưu thông trong khoang chứa thực phẩm giúp làm mát và làm lạnh hiệu quả. Một khi bộ xả đá không hoạt động, tủ lạnh sẽ không đông đá được cũng như mất đi chức năng làm mát.
Cách khắc phục: Bộ xả đá không làm việc chủ yếu do lỗi của rơ le điều khiển. Chỉ cần thay mới rơ le sẽ giúp tủ lạnh có thể tự xả đá sau mỗi 10 đến 12 tiếng hoạt động.
8. Cửa tủ lạnh không được đóng kín
Cánh cửa của tủ lạnh thông thường sẽ có các miếng mút cao su bao bọc để có thể khiến tủ trở nên kín đáo, giữ được khí lạnh ở bên trong tốt hơn. Với những chiếc tủ lạnh đã cũ kỹ, các miếng cao su này có thể bị chờn, mất đi sự đàn hồi, hoặc cong vênh khiến cho cánh cửa tủ lạnh không thể đóng kín được. Từ đó tủ lạnh không đông đá và làm mát được tốt như bình thường.
Cách khắc phục: Nếu các miếng mút cao su bị cong vênh nhẹ thì hoàn toàn có thể nắn chỉnh lại được chúng về vị trí ban đầu. Tuy nhiên nếu các miếng cao su đã quá cũ, hãy thay mới chúng để đảm bảo cánh cửa tủ lạnh có thể được đóng kín tốt hơn.
Thay mới các miếng mút cao su ở cánh tủ để giúp tủ lạnh được đóng kín
Cách sử dụng và bảo quản giúp tủ lạnh dùng được lâu hơn
Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, để giúp tủ lạnh không đông đá cũng như sử dụng được bền lâu, bạn hãy chú ý một số điều sau đây:
- Thường xuyên lau dọn, vệ sinh tủ lạnh ít nhất 1 lần/tháng. Điều này sẽ giúp vi khuẩn không có điều kiện tích tụ và bám lâu vào bên trong của tủ, giúp tủ luôn sạch sẽ và bền hơn. Hãy nhớ rằng, trước khi tiến hành lau dọn thì phải bỏ hết tất cả thức ăn bên trong tủ ra ngoài.
- Sau khi lau dọn vệ sinh cho tủ lạnh xong, hãy lấy một chiếc khăn khô để lau lại một lượt nữa bên trong tủ, tránh để tích đọng nước ở phía dưới có thể khiến đông đá hoặc giảm độ bền của tủ lạnh.
Lau dọn tủ lạnh định kỳ giúp tủ bền lâu và không bị hỏng
- Không được nhồi nhét quá nhiều thực phẩm vào bên trong tủ lạnh. Điều này có thể khiến cho khí lạnh khó có thể lưu thông tuần hoàn và làm mát được đều đặn tất cả thực phẩm.
- Khi lắp đặt tủ lạnh, cần đặt tủ ở những vị trí bằng phẳng, khô ráo để tránh tủ có thể bị kêu khi hoạt động.
- Các loại thức ăn có mùi nên được bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc cho vào hộp kín để tránh phát sinh mùi bên trong tủ lạnh, gây giảm tuổi thọ và khiến tủ bị bám bẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Vặn núm điều chỉnh nhiệt độ bên trong tủ lạnh sao cho phù hợp. Khi thời tiết vào mùa đông thì nên tăng nhiệt độ bên trong tủ một chút, còn nếu vào mùa hè thì nên hạ nhiệt độ xuống để làm lạnh tốt hơn.