Dưới đây là những tình huống chúng ta vô tình hạ thấp giá trị bản thân, và khiến người khác coi thường:
Thật không?
Khi bạn trò chuyện với một người, và họ tỏ ra nghi hoặc và hỏi lại “Thật thế à?” “Có đúng như thế không?” Những câu hỏi này ép buộc người nói phải xác nhận chính xác những gì họ vừa nói. Chúng thường làm mọi người khó chịu, mặc dù người nói không nhận thấy điều đó. Vì vậy, trong tình huống này hãy cẩn trọng hơn với lời nói của mình, và có thể thay thế bằng cách nói khác.
Đạo đức giả
"Em quý anh nhưng không thể hẹn hò với anh". Nếu bạn định từ chối lời tỏ tình của một người, hãy cân nhắc thật kỹ về những lời sẽ nói với họ, và thẳng thắn. Đừng khen ngợi hay tâng bốc về đối phương, điều đó sẽ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Cố gắng rũ bỏ mọi trách nhiệm của bản thân
Những người này còn được gọi với cái tên là những người “không bao giờ đáng trách”. Họ cố gắng thoát khỏi mọi nghi ngờ trước khi họ bị buộc tội vì bất cứ điều gì. Những người này thường khiến người khác khó chịu, và không được tin tưởng hay tôn trọng vì bản thân họ không có khả năng chịu trách nhiệm.
Thường xuyên cư xử thiếu tôn trọng với người khác
Một người luôn có những hành động xúc phạm hoặc ghen tuông vô cớ sẽ bị người khác coi thường. Vì bản tính khó chịu của mình mà họ bị coi như một đứa trẻ không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân. Cách hành xử của những người này cũng mang cảm xúc bất an và tự ti, điều đó vô cùng gây bất lợi cho chính họ.
Đào bới vấn đề của người khác và phớt lờ vấn đề của bản thân
Có những người không thích nói về vấn đề của họ, và đó là quyền của họ. Và nếu bạn có nhu cầu chia sẻ về vấn đề của bản thân, hãy cứ chia sẻ, không sao cả. Đừng ngại việc bảo với người khác rằng không nên cố trút hết mọi vấn đề của họ lên bạn, nếu không bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì điều đó và mọi người sẽ quen với việc bạn luôn sẵn sàng lắng nghe những gì họ nói.
Không coi trọng cảm xúc bản thân
Đôi khi, chúng ta không coi trọng cảm xúc và tình cảm của chính mình và không mở lòng với người khác. Nhưng nếu chúng ta chia sẻ vấn đề của mình với người khác, cách đó có thể khiến chúng ta cảm thấy bình tĩnh hơn. Những người không nói về cảm xúc của họ dường như rất mạnh mẽ, và mọi người thường sẽ nghĩ rằng không cần để ý đến cảm xúc của họ.
Sử dụng từ “thường” như một cái cớ
“Tôi vẫn thường hay đi muộn như thế này”.Chúng ta sử dụng từ này để thử và làm giảm mức độ nghiêm trọng của những lỗi lầm. Nhưng trên thực tế, những lời bào chữa này thật thảm hại và chúng chỉ khiến mọi người phát bực. Tốt hơn hết là bạn nên xin lỗi vì những sai lầm của mình mà không bao biện.
Không tôn trọng mong muốn của bản thân
Nếu ai đó liên tục phớt lờ những mong muốn và nhu cầu của chính mình vì sự bất an hoặc vì muốn làm người khác vừa lòng, thì những người xung quanh sẽ sớm quen với việc phớt lờ mong muốn của người đó. Hãy cứ làm những gì bạn muốn nếu không ảnh hưởng đến người khác.
Lúc nào cũng không tỏ thái độ không hài lòng
Càng trưởng thành, chúng ta càng dễ cảm thấy mệt mỏi và khó tính, nhưng có những người dù đêm hay ngày, dù già hay trẻ cũng giữ thái độ khó ưa. Tuổi sinh lý của họ thì cao, nhưng về tâm lý vẫn chả khác nào những đứa trẻ. Chắc chắn, không ai muốn làm bạn với những người như vậy, vì sự tiêu cực của họ khiến người khác thấy khó gần. Ngoài ra, những người này là những “đứa trẻ” bất hạnh, rất khó giao tiếp.
Đưa ra những lời buộc tội chung chung hoặc quy chụp
“Anh lúc nào cũng như thế này”. Đôi khi, giữa cuộc tranh cãi, chúng ta thường có những phát ngôn bất cẩn. Nhưng để tránh biến bản thân thành trò hề, chúng ta nên suy nghĩ thật kỹ về những gì muốn nói. Hãy cụ thể sự viêc, và giải thích rõ ràng cảm xúc của bạn. Những lời buộc tội chung chung nghe vừa thiếu thuyết phục, vừa tạo cảm giác bạn đuối lý nhưng vẫn muốn gây chiến.
Nói xấu về bản thân
“Mình xấu như một con heo vậy”. Những lời có vẻ vô hại về bản thân mà chúng ta vô tình thốt lên khi nói chuyện với bạn bè có thể làm giảm giá trị của bản thân trong mắt người khác, thậm chí làm giảm sự tự tin của chúng ta. Hãy cố gắng tránh những cách nói hạ thấp giá trị từ bề ngoài đến nhân cách của bản thân khi trò chuyện với những người xung quanh.
Sử dụng các cụm từ khiến mọi người mệt mỏi
“Cậu phải bước ra vùng an toàn của mình đi”. Có những người có thói quen dùng mãi một cụm từ quen đến nhàm chán khi giao tiếp với những người xung quanh. Thật khó chịu khi nghe liên tục chỉ một câu nói, và đó là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu vốn từ, bạn không hoạt ngôn. Nếu bạn không còn gì để nói, bạn có thể giữ im lặng, còn tốt hơn là nói những thứ nhàm chán chỉ để cho có chuyện.