Người đàn ông tên là Tiểu Minh, 27 năm trước dưới mái trường tiểu học có cha mất khi anh mới 1 tuổi, mẹ tái hôn, cha dượng lại đánh đập anh, mẹ không dám lên tiếng. Dần dà, tính cách của Tiểu Minh trở nên nhạy cảm và tự ti.
10 tuổi, vì bị các bạn cùng lớp mắng ở trường, Tiểu Minh đã đánh nhau, nhà trường mời phụ huynh. Biết chắc mình sẽ bị cha dượng bạo hành dã man, anh đã lén lút bỏ nhà đi. Nhưng Tiểu Minh lúc đó chỉ là một đứa trẻ, sau khi trời tối, anh cũng sợ hãi, cô đơn, yếu đuối và bất lực. Không có nơi nào để đi và không có ai để giãi bày nỗi oan ức, nơi an toàn nhất cho anh chính là lớp học ở trường.
Tiểu Minh
Anh trốn trong lớp học một mình cho đến khi tắt hết đèn, nhớ đến sự thờ ơ của gia đình và sự chế giễu của các bạn cùng lớp trong những năm qua, tiếng khóc nghẹn của đứa trẻ 10 tuổi vang lên trong đêm.
Đúng lúc này, có tiếng gõ cửa phòng học. “Em bị sao vậy? Vì sao em lại khóc? Em có thể mở cửa cho chị không?”, giọng một cô gái trẻ nghe thật ấm áp làm sao. Cô là học sinh lớp 11, đang tự học thì nghe thấy tiếng khóc nên tìm đến.
Tiểu Minh cuối cùng cũng buông lỏng cảnh giác, mở cửa phòng học. Cô gái nhìn thấy một cậu bé bẩn thỉu, vừa đen vừa gầy, thấy tội nghiệp nên đã nhẹ nhàng an ủi, sau đó ngồi bên cạnh và lắng nghe nỗi lòng của cậu. Cô nói: “Dù thế nào đi nữa, việc bỏ nhà đi là không đúng”.
Cô gái tên Dịch Thái Hồng đưa cậu bé về ký túc xá, rửa mặt cho cậu. Sáng hôm sau, cha dượng của Tiểu Minh đến trường, Dịch Thái Hồng trực tiếp đứng lên bảo vệ Tiểu Minh sau lưng, nói đánh trẻ con là không đúng. Kể từ lúc đó, Tiểu Minh cảm thấy Dịch Thái Hồng như tiên nữ giáng trần cứu rỗi đời mình. Nếu không có cô ấy, có lẽ cuộc sống của anh không thể được như bây giờ.
Dịch Thái Hồng
Sau khi Dịch Thái Hồng biết được hoàn cảnh gia đình của Tiểu Minh, cô thường chủ động giúp anh, đưa anh đi ăn, thậm chí còn rủ các cô gái trong ký túc xá giúp anh làm bài tập, đồng thời thỉnh thoảng cũng sẽ tìm giáo viên chủ nhiệm của anh để hiểu tiến độ học tập của anh, dạy anh cách trở nên mạnh mẽ, nhẫn nhịn trước sự hung dữ của cha, dùng tương lai xán lạn để chứng minh cho giá trị của bản thân.
Đến một ngày, Tiểu Minh phải chuyển trường, Dịch Thái Hồng nghe vậy chỉ đành cho anh cuốn tập và cây bút làm kỷ niệm. Hai người chính thức mất liên lạc.
Vì điều kiện gia đình quá kém, Tiểu Minh bỏ học cấp hai, sau đó học sửa chữa ô tô, vì dị ứng với vết dầu, anh chuyển nghề sang học nấu ăn, rồi đi làm trong siêu thị. Cuối cùng kiếm được tháng lương đầu tiên trong đời, anh mua vé tàu rẻ nhất, đứng suốt 17 giờ và trở về quê để tìm người chị quan trọng của mình nhưng không thấy cô đâu.
Cứ thế, chỉ 4 tháng làm chị em và chơi chung với nhau, sau này Tiểu Minh đã dùng 27 năm để tìm kiếm người phụ nữ này.
27 năm đã trôi qua, Tiểu Minh đã có gia đình ở Thâm Quyến, cuộc sống khấm khá, nhưng anh luôn cảm thấy trống rỗng trong lòng, chỉ muốn tìm lại người phụ nữ năm xưa, để cô nhìn thấy bản thân của hiện tại sống tốt đến mức nào.
Thế là Tiểu Minh đã nhờ chương trình tìm kiếm người thân. Dựa theo manh mối do Tiểu Minh cung cấp, cuối cùng cũng tìm được thông tin của Dịch Thái Hồng.
Hóa ra sau khi Tiểu Minh chuyển trường, Dịch Thái Hồng làm công nhân trong công ty dệt may. Công ty bị phá sản, gia đình chuyển đến Ninh Ba, bây giờ cô đã là quản lý của một công ty tư nhân.
Dịch Thái Hồng nói Tiểu Minh là một đứa trẻ cô đơn thiếu sự quan tâm và yêu thương. Cô đồng hành cùng Tiểu Minh một thời gian ngắn, hy vọng sẽ mang lại cho anh niềm vui của tuổi thơ.
Nhưng nhiều năm như vậy, cô cũng rất lo lắng không biết Tiểu Minh có thể trưởng thành hạnh phúc trong môi trường gia đình như vậy hay không, sợ anh sẽ lạc lối, sống không đúng đắn.
Nghe xong lời này, Tiểu Minh khóc nghẹn, nói rằng Dịch Thái Hồng là người mà anh không bao giờ quên suốt cả cuộc đời.
Hai con người không có chút quan hệ huyết thống nhưng tình cảm lại giống như chị em chung một nhà. Cuộc đời là hành trình của hợp và tan, tan rồi lại hợp. Song có lẽ vì vậy mà chúng ta mới biết trân trọng hiện tại, biết ơn và sống tử tế.
Nguồn: 163