4 chủ đề tối kỵ cần tránh trong các cuộc trò chuyện nơi công sở và cách "bẻ lái" khi ai đó đề cập

1. Thay đổi về ngoại hình

Nếu bạn muốn giữ khoảng cách và tránh tọc mạch, dưới đây là 4 chủ đề không nên thảo luận cùng các cách "bẻ lái" bằng những câu hỏi thay thế.

"Ôi, mình vừa nói gì vậy?", bạn ngả người xuống ghế và chống đầu vào lòng bàn tay. Khoảnh khắc này chắc chắn đã xảy ra với tất cả chúng ta, vô tình vạ miệng ở công sở và ước giá như mình cân nhắc kỹ hơn trước khi nói. Mặc dù sau đó chúng ta sẽ cười gượng khi nghĩ đến những giây phút đó, tuy nhiên cần phải tránh lặp lại những sai lầm trong giao tiếp. Những gì bạn nói ở nơi làm việc có thể là điều ngăn bạn xây dựng các mối quan hệ vững chắc trong sự nghiệp hoặc sự thăng tiến mà bạn đã nỗ lực bấy lâu nay.

Đúng là hầu như tất cả chúng ta đều vượt giới hạn khi trò chuyện nơi công sở. Khoảng một nửa số dân văn phòng cho rằng, việc hỏi về đời sống ngoài công việc của đồng nghiệp là không phù hợp, nhưng chúng ta lại thấy điều đó xảy ra thường xuyên. Nếu bạn muốn giữ khoảng cách và tránh tọc mạch, dưới đây là 4 chủ đề không nên thảo luận và những câu hỏi thay thế.

Ngoại hình và sức khỏe cá nhân là một chủ đề thảo luận lớn. Cuộc kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia tại Mỹ cho thấy, 56% phụ nữ và 41% nam giới đang cố gắng giảm cân. Tất cả chúng ta đều muốn cảm thấy và trông thật tuyệt, nhưng liệu những khoảnh khắc trước các cuộc họp có phải là nơi tốt nhất để hỏi chuyện này không? Có thể là không!

Theo Tiến sĩ Lauren Muhlheim, một chuyên gia về chứng rối loạn ăn uống, ngoài việc tập thể dục và ăn uống lành mạnh, một người có thể thay đổi ngoại hình do rối loạn thói quen ăn uống hoặc không tập thể dục thường xuyên và đúng cách.

"Anh/chị đang giảm cân thì phải?" có vẻ giống như một lời khen, nhưng nếu đó là đồng nghiệp mà bạn không thân thiết, câu hỏi vô tư ấy có thể khiến người đối diện sự khó chịu. Họ có thể giảm cân do căng thẳng hoặc bệnh tật, hoặc có thể cảm thấy rất nhạy cảm về dao động cân nặng của mình. Bất kể lý do là gì, trừ khi bạn đang tập gym cùng nhau hoặc đã tham gia một nhóm giảm cân, chẳng có lý do gì để bắt đầu câu chuyện bằng chủ đề này.

Tùy thuộc vào bối cảnh và giọng điệu của nhận xét, điều này có thể được coi là quấy rối. Nói chung, nhận xét về ngoại hình của ai đó là điều bạn không nên làm. Nếu bạn đang ở cạnh nhiều người, hãy tế nhị hơn bằng việc trò chuyện về ngoại hình ngoài văn phòng hoặc qua điện thoại khi về tới nhà.

Thay vào đó, hãy cân nhắc nói câu: “Bạn thực sự tràn đầy năng lượng và vui vẻ, thật tuyệt khi được làm việc với bạn!” hoặc "Bạn có thể chia sẻ công thức những bữa ăn lành mạnh của mình được không?"...

2. Tài chính và lương

Trong công việc huấn luyện khách hàng về việc yêu cầu tăng lương, chuyên gia nhận thấy mọi người sẽ làm bất cứ điều gì để tránh chủ đề tế nhị này. Thảo luận về tiền bạc bị coi là điều đáng hổ thẹn và xấu hổ đến mức các cặp đôi thường thích nói chuyện thầm kín và sự không chung thủy hơn là vấn đề tài chính.

Khi ai đó chia sẻ hình ảnh về kỳ nghỉ xa hoa của họ đến Bahamas hoặc nói về chiếc xe hơi mới mà họ mua (mà bạn không bao giờ có thể mua được), bạn sẽ không cưỡng lại ý muốn hỏi: "Làm thế nào mà bạn mua được vậy?". Mặc dù bạn có thể có mức lương tương tự, nhưng việc đặt câu hỏi về tài chính của ai đó ngay lập tức khiến cả hai rơi vào tình huống khó xử.

Có lẽ họ đã được thưởng nóng hoặc họ có bạn đời kiếm được nhiều tiền hơn. Bạn không bao giờ thực sự biết lý do và vì thế, 44% mọi người cảm thấy không thoải mái khi nói về lương và tài chính cá nhân.

Hãy hướng cuộc trò chuyện về trải nghiệm của họ trong chuyến đi hoặc trải nghiệm của họ khi mua món hàng mới. Bằng cách này, cả hai có thể thoải mái chia sẻ trong khi trò chuyện. Nên mừng cho họ thay vì oán giận hoặc ghen tị với những gì họ có mà bạn không có. Thay vào đó, hãy cân nhắc nói: “Đó chắc chắn là một trải nghiệm tuyệt vời, tôi thực sự thấy mừng cho bạn!”.

3. Các ngày lễ tôn giáo

Trừ khi bạn biết rõ ai đó thực hiện một kỳ nghỉ cụ thể, việc hỏi kế hoạch của họ trong kỳ nghỉ chẳng hạn như "Bạn sẽ làm gì cho ngày lễ Phục sinh?" được xem là khá nhạy cảm. Trong khi 93% người Mỹ (tương đương 305 triệu người) tổ chức lễ Giáng sinh, 12,5 triệu người ăn mừng lễ Kwanzaa, khoảng 22 triệu người ăn mừng lễ Hanukkah và 3,5 triệu người ăn mừng lễ Eid al-Fitr thì không nên giả sử ai ai cũng theo một tôn giáo nhất định

Nên thận trọng khi đề cập đến các chủ đề nhạy cảm như vậy và đặt câu hỏi hướng đến các hoạt động, điểm đến du lịch cũng như kế hoạch trong kỳ nghỉ. Thay vào đó, hãy cân nhắc hỏi: "Bạn có kế hoạch thú vị nào trong thời gian nghỉ xả hơi không?".

4. Con cái và hôn nhân

"Bạn có con chưa, có gia đình chưa?" là câu hỏi tế nhị đối với nhiều phụ nữ. Tỷ lệ sinh nở, số con trung bình của một phụ nữ trong những năm sinh nở ở Mỹ giảm xuống còn 1,705 vào năm 2019, tương đương với số lần sinh con thấp nhất kể từ năm 1985. Phần lớn số liệu này liên quan đến phụ nữ đi làm đang chờ sinh. Trẻ con - chủ đề trò chuyện này không phải lúc nào cũng dễ nói nhất nếu họ đang chờ có con hoặc không thể có con.

Điều này cũng ảnh hưởng đến sở thích cá nhân đối với các mối quan hệ. Bạn không bao giờ biết liệu ai đó có muốn giữ khía cạnh này trong cuộc sống của họ tách biệt khỏi công việc hay không. Gần 50% người Mỹ LGBT từ chối chia sẻ xu hướng về đời sống sinh hoạt của mình tại nơi làm việc, lý do chính là không chịu được định kiến (38%), khiến người khác cảm thấy không thoải mái (36%), có thể mất kết nối hoặc ảnh hưởng mối quan hệ với đồng nghiệp (31%).

Một nguyên tắc chung là nếu đồng nghiệp của bạn đưa ra vấn đề thì nên trả lời lại nếu không, hãy sử dụng ngôn ngữ trung lập để hướng cuộc trò chuyện.Thay vào đó, hãy cân nhắc nói: "Bạn thích làm gì khi rảnh rỗi?".

Đừng nghĩ rằng bạn nên chấm dứt tất cả các chủ đề cá nhân tại nơi làm việc, nhưng bạn có trách nhiệm nhận ra mức độ nhạy cảm của ai đó về một vấn đề nhất định và nên đề cập tới công việc nhiều hơn là chuyện cá nhân.

Theo Forbes