1. Dùng các kênh thanh toán riêng biệt
Nhiều người vừa nhận lương nhưng tiêu hết trong phút chốc. Điều này dễ dàng xảy ra khi bạn bỏ hết tiền vào cùng một giỏ. Vì thế, bạn nên đăng ký các tài khoản khác nhau. Một tài khoản dành riêng để tiết kiệm và chỉ có thể dùng để thanh toán các chi phí cố định, chẳng hạn như tiền thuê nhà, điện nước... Tài khoản thứ hai được sử dụng để tiêu dùng hàng ngày. Nếu không muốn đăng ký quá nhiều tài khoản ngân hàng và thẻ ghi nợ, bạn cũng có thể tận dụng ví điện tử. Miễn là không để quá nhiều tiền trong tài khoản, bạn sẽ tránh được tiêu dùng quá mức.
2. Lý trí hơn khi chi tiêu
Hành vi tiêu dùng của hầu hết mọi người được thúc đẩy bởi sự bốc đồng, đặc biệt trong thời đại truyền thông xã hội phát triển hiện nay. Mọi người dễ thấy các chương trình khuyến mãi, sự khuyến khích tiêu dùng từ người nổi tiếng và nhanh chóng chạy theo xu hướng.
Do đó, trước khi mua một thứ gì, hãy loại bỏ hào quang của món đồ đó và phân tích kỹ lợi ích cũng như ưu điểm. Hãy so sánh giữa sự tưởng tượng và thực tế khi bạn chuẩn bị mua một món đồ, ví dụ:
- Màu son mới. Bạn tưởng tượng đây là một màu phiên bản giới hạn mà bạn nhất định phải có. Thực tế, khi nhìn bằng mắt thường, nó không có sự khác biệt về màu sắc so với các màu bạn hiện có.
- Quần áo. Trong tưởng tượng, chúng giúp tôn dáng đẹp, khiến bạn trông thon gọn. Trên thực tế, quần áo đẹp phần lớn do người mẫu tạo dáng chụp ảnh.
- Sản phẩm điện tử. Trong tưởng tượng, khi có được nó, bạn nghĩ hiệu suất làm việc sẽ tăng gấp đôi. Nhưng phần lớn trong thực tế, chúng được dùng làm công cụ giải trí.
3. Đừng tiết kiệm số tiền đáng lẽ phải tiêu
Ảnh minh họa: Pinterest
Trong cuộc sống, việc tiêu một số tiền thực chất giúp chúng ta tiết kiệm. Ví dụ, ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe, trái cây, bổ sung vitamin... có thể ngăn ngừa bệnh tật và giảm chi phí y tế. Đối với sản phẩm chăm sóc da, hãy mua mẫu dùng thử.
4. Tránh thực hiện những tối ưu hóa không cần thiết
Để kiếm lợi nhuận, nhiều thương hiệu thường nâng cấp các sản phẩm hiện có, sau đó thổi phồng những cải tiến này, khiến bạn ngay lập tức muốn mua hàng hóa mới. Thực chất đây chỉ là chiêu trò tiếp thị của người bán hàng, chúng ta nên tránh rơi vào những bẫy tiêu dùng như vậy. Nếu các mặt hàng trong tay đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại, bạn không cần phải trả tiền cho việc tối ưu hóa và nâng cấp chúng.
5. Viết ra lý do thanh lý, loại bỏ một món đồ
Ảnh minh họa: Pinterest
Dù lý trí và thận trọng đến đâu, đôi lúc chúng ta cũng mua sắm bốc đồng. Tuy nhiên, nếu liên tục mắc một sai lầm, bạn đang lãng phí tiền bạc. Khi loại bỏ những món đồ không phù hợp, bạn có thể liệt kê lý do.
Ví dụ:
- Quần áo màu sắc rực rỡ: "Tôi nghĩ chúng rất đẹp lúc mua nhưng rất khó kết hợp hàng ngày".
- Quần áo quá khổ. "Tôi nghĩ chúng trông ngầu, nhưng thực tế sẽ khiến bản thân trông béo lên".
Hãy để những cạm bẫy chúng ta đã vấp phải trở thành bài học, giúp tiết kiệm tiền hiệu quả hơn.