James Duigan, chuyên gia huấn luyện cho các sao hạng A Hollywood như siêu mẫu Elle Macpherson và Rosie Huntington-Whiteley chỉ ra những nguyên nhân gây béo bụng và cách khắc phục.
Bụng phệ (Love handles)
Đặc trưng: mỡ ở eo chảy xệ thành ngấn.
Nguyên nhân :
Lối sống ít vận động
Ăn nhiều đồ ngọt
Uống nhiều bia rượu
Chế độ ăn nhiều đường, tinh bột
Khắc phục:
Hạn chế uống bia rượu: Uống bia rượu 3-4 lần một tuần có thể gây "bụng bia".
Thay đổi chế độ ăn: Ăn nhiều trứng, thịt nạc, rau xanh và các chất béo tốt như bơ, hạt, cá béo.
Tập thể dục: Bạn có thể tập gym, đi bộ, tập lunge, squat, chống đẩy ngược,...
Tập thể dục và có chế độ ăn kiêng phù hợp sẽ giúp vòng bụng giảm nhanh hơn rõ rệt và tiếp thêm động lực để bạn kiên trì giảm bụng.
Bụng tròn (Stress belly)
Đặc trưng: mỡ tập trung quanh rốn, bụng chắc chứ không nhão
Nguyên nhân :
Căng thẳng kéo dài
Thường xuyên bỏ bữa
Uống nhiều cà phê
Hội chứng ruột kích thích.
Ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh
Khắc phục:
Đi ngủ sớm: Khi bị căng thẳng bạn sẽ ngủ ít đi, làm ảnh hưởng quá trình sản xuất leptin, một hormone có tác dụng điều hòa khẩu vị và trao đổi chất.
Thư giãn trước khi đi ngủ: Tập thở, ngâm bồn tắm, thiền là những thói quen tốt giúp bạn ngủ ngon. Hạn chế uống cà phê tối, ban ngày cũng không nên uống quá 2 ly cà phê.
Không ép bản thân tập luyện quá mức: Tập cardio quá mức sẽ làm tăng lượng cortisol. Hãy tập yoga, đi bộ, tập gym vừa sức.
Ăn thực phẩm giàu magie: Magie là khoáng chất giúp thư giãn có nhiều trong rau xanh, hạt, cám lúa mì.
Bạn có thể tập yoga, giãn cơ, uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ để giảm nồng độ cortisol và giúp cơ thể thư giãn hơn.
Béo bụng dưới (Low belly)
Đặc trưng: bạn gầy nhưng bụng dưới lại hơi phình ra
Nguyên nhân :
Vừa sinh con
Tập các bài tập gym quá đơn điệu hay quá mức (gập bụng hoặc dùng con lăn tập bụng quá nhiều)
Chế độ ăn không thay đổi
Võng eo
Khắc phục:
Có chế độ ăn lành mạnh, nhiều chất xơ: Rau xanh, bánh mì nguyên cám,...
Dừng tập squat: Bạn có thể đang tập sai, tạo áp lực quá nhiều cho phần lưng dưới, võng eo khiến bụng dưới phình ra. Hãy thay thế bằng bài tập plank.
Tập đều: Không tập quá tập trung vào một bộ phận nào của cơ thể để tất cả các nhóm cơ đều được săn chắc.
Hãy uống nhiều nước, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa và protein nhẹ (như cá, thịt gà).
Bụng 'mẹ sề' (Mommy's belly)
Đặc trưng: sau khi sinh con, bụng bạn vẫn trông như đang mang bầu.
Nguyên nhân :
Mới sinh không lâu: Tử cung sau sinh sẽ dần co lại nhưng cần mất nhiều thời gian, ít nhất là 6 tuần để trở về kích cỡ bình thường.
Bắt đầu tập quá sớm: Bạn nên nghỉ ngơi 2-3 tháng sau khi sinh mới tập luyện.
Cơ xương chậu yếu
Khắc phục:
Ăn dầu cá
Hấp thụ chất béo lành mạnh từ các loại hạt, dầu thực vật và dầu ô liu.
Tập Kegel: Tập co thắt và thư giãn cơ sàn chậu 15 - 20 nhịp mỗi lần, thực hiện 5 lần/ngày.
Hóp bụng: Đây là thói quen tốt giúp cơ bụng săn chắc mà không phải quá sức.
Không tập squat: Những bài tập này không tốt cho cơ thể sau sinh.
Hãy ngủ trưa và thực hiện bài tập giãn cơ trước khi đi ngủ, ngủ trong phòng tối để có tác dụng tốt nhất.
Bụng chướng (Inflated belly)
Đặc trưng: bụng xẹp vào buổi sáng nhưng phình to dần trong ngày dù bạn không thừa cân.
Nguyên nhân :
Dị ứng thực phẩm
Tiêu hóa chậm
Mất cân bằng vi sinh đường ruột
Khắc phục:
Không ăn những thực phẩm khiến cơ thể dj ứng, nhạy cảm.
Chế độ ăn giàu rau rươi, thịt lợn, thịt gà, cá, tránh tinh bột ttrong 2 tuần xem bụng có ngừng chướng hay không.
Không bỏ bữa sáng: Ăn sáng đầy đủ nhất trong ngày, không ăn đêm, khi ăn nhai kỹ, uống nhiều nước.
Chướng bụng có thể là dấu hiệu mất cân bằng vi sinh vật đường ruột: Bạn có thể bổ sung probiotic trong kem chua, một số loại trái cây và rau xanh như bắp cải, tỏi, hành tây.
Ngoài ra hãy thực hiện bài tập thở mỗi buổi sáng: Nằm ngửa, thư giãn hoàn toàn, hít sâu và thở ra 10 lần. Nên đi bộ sau khi ăn.