Hai nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng của Mỹ, Aaron T. Beck và Arthur Freeman đã tiết lộ một số bí mật về tính cách con người trong cuốn sách của họ mang tên ‘Liệu pháp nhận thức về rối loạn nhân cách’.
Dưới đây là 10 đặc điểm tính cách có thể gây ra nhiều vấn đề bệnh lý nếu không biết cách kiểm soát:
Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực – Rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Những người thuộc nhóm này luôn có xu hướng muốn tận hưởng cuộc sống an nhàn và không muốn làm việc. Tất nhiên, đó là một mong muốn rất bình thường của con người, tuy nhiên, với một số người mong muốn đó mãnh liệt và biến thành hiện thực. Ví dụ: nếu nhân viên của công ty xin nghỉ nhiều lần trong một năm, nghỉ phép và nghỉ nhiều ngày không lương, và cũng có thể bị trễ deadline nhiều lần, một nhà tâm lý học tin rằng những người này có xu hướng rối loạn chống đối xã hội. Ngoài ra, còn có một vài triệu chứng nữa mà kiểu hành vi này gây ra:
Những lời nói dối không có động cơ thường xuyên
Ao ước muốn sống bằng túi tiền của người khác
Thường xuyên bị sa thải mà không có kế hoạch tìm công việc mới
Mua hàng không có kế hoạch và do đó lãng phí tiền bạc vô ích
Nhút nhát – Rối loạn nhân cách phân liệt
Nhút nhát theo thời gian có thể phát triển thành sự cô lập và ngại giao tiếp với thế giới bên ngoài. Những người ở trong tình trạng rối loạn tâm lý gần như trở nên lãnh cảm, và cố gắng hạn chế tiếp xúc với người khác, đó là lý do tại sao họ thường chọn công việc ở nhà, hoặc các hoạt động khác không liên quan đến giao tiếp.
Kiểu tính cách hướng nội có thể dẫn đến rối loạn nhân cách phân liệt, chứng bệnh tâm lý này thường bao gồm các triệu chứng sau:
Thờ ơ với những lời phê bình hoặc khen ngợi
Không có bạn thân hoặc chỉ có tối đa một bạn thân
Thường xuyên mơ mộng và sống thiếu thực tế
Sợ thể hiện với những người xung quanh
Chần chừ - Rối loạn gây hấn thụ động
Nhóm này bao gồm những kẻ nổi loạn và không muốn tuân theo các quy tắc của xã hội. Những người này thường xuyên trì hoãn hành động với lý do ‘để tính sau’. Việc thường xuyên trì hoãn hành động có thể dẫn đến hội chứng rối loạn nhân cách thụ động, thường kéo theo trầm cảm mãn tính.
Hành vi nổi loạn ở trường trung học hoặc đại học là điều bình thường, và không tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý tâm thần. Tuy nhiên, các triệu chứng sau đây có thể cho thấy thói quen trì hoãn đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới:
Khó chịu khi bị yêu cầu làm một việc gì đó bình thường đối với hầu hết mọi người, như rửa bát, lau chùi nhà cửa, vứt rác, v.v.
Tốc độ làm việc rất chậm và chất lượng kém
Cảm thấy bị xúc phạm khi nhận những lời khuyên hữu ích từ những người xung quanh về cách làm cho công việc tốt hơn và nhanh hơn
Thường xuyên tức giận vô lý với những người cấp cao hơn
Tính bốc đồng và nóng nảy – Rối loạn nhân cách ranh giới
Một người không thể kiềm chế cơn giận của họ có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới cao. Một trong những triệu chứng điển hình của căn bệnh này có thể là thường xuyên thay đổi quan điểm một cách đột ngột. Giả sử, hôm nay bạn nghĩ rằng trứng rán không tốt cho dạ dày của bạn và ghét món này, nhưng ngày hôm sau bạn lại làm món này cho bữa sáng.
Tất nhiên, kiểu tính cách bốc đồng đơn giản không bao gồm nguy cơ nào. Tuy nhiên, nếu nó đi cùng với sự nóng nảy và các triệu chứng sau đây, thì điều đó rất đáng quan ngại:
Tình bạn và tình yêu không bền vững
Thường xuyên tiêu xài hoang phí không tính toán và cân nhắc
Lái xe không cẩn thận, và dễ gặp tai nạn
Thay đổi tâm trạng thường xuyên không có lý do rõ ràng và buồn bực
Tự trách bản thân – Rối loạn nhân cách tránh né
Những người thường xuyên tự trách móc bản thân được gọi là đà điểu vì loài động vật này có xu hướng giấu đầu vào cát mỗi khi chúng muốn tránh né thứ gì đó. Hội chứng này trong tâm lý học được gọi là rối loạn nhân cách tránh né. Các cơn hoảng loạn, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ có thể xuất hiện nếu tình hình bệnh lý trở nên trầm trọng hơn.
Tự trách bản thân là sẽ tốt nếu ở mức độ vừa phải, và góp phần giúp chúng ta phát triển tốt hơn, nhưng sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe tinh thần nếu hành vi này diễn ra quá thường xuyên. Nếu bạn có những dấu hiệu sau đây, hãy cảnh giác:
Phẫn nộ với những lời chỉ trích hoặc không tán thành;
Tránh các cách giao tiếp gián tiếp (ví dụ: từ chối tham gia quảng cáo nếu nó yêu cầu giao tiếp với người lạ);
Phóng đại những khó khăn tiềm ẩn hoặc nguy cơ của các hành động bình thường;
Hạn chế giao tiếp vì sợ sai
Nghi ngờ - Rối loạn nhân cách hoang tưởng
Thỉnh thoảng chúng ta đều bị hoang tưởng và điều đó khá là bình thường. Nhưng một số người vượt qua mọi ranh giới cho phép với tâm lý không tin tưởng bất cứ điều gì. Họ có thể hack tài khoản mạng xã hội, nghe lén điện thoại và thậm chí thuê thám tử tư để điều tra... Khi mối nghi ngờ của một người khiến họ có những hành động tuyệt vọng như vậy, thì họ có thể bị mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng. Hội chứng rối loạn này thường đi cùng với các triệu chứng sau:
Mất lòng tin với bạn đời
Tìm kiếm ý nghĩa ẩn trong hành động bình thường của mọi người (ví dụ: hàng xóm của bạn đóng sầm cửa, và bạn cho rằng họ cố tình làm vậy là để chọc tức bạn)
Luôn có xu hướng kết tội những người xung quanh
Không có khiếu hài hước và không thích những thứ khôi hài
Dựa dẫm – Rối loạn nhân cách phụ thuộc
Việc phụ thuộc vào bạn bè thân thiết và các thành viên trong gia đình là một đặc điểm nổi bật của tất cả các động vật có vú, bao gồm cả con người. Việc dựa vào người khác là điều khá bình thường, tuy nhiên, việc phụ thuộc quá mức trong y học được gọi là chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc. Dấu hiệu chính của người mắc hội chứng này là gặp khó khăn hoặc thậm chí không có khả năng đưa ra quyết định khi không nhận được sự chấp thuận từ một người có thẩm quyền. Ngoài ra, chứng bệnh này cũng đi cùng với các triệu chứng sau:
Thỏa hiệp với những người xung quanh ngay cả khi họ không đúng
Cảm giác khó chịu khi ở một mình, và luôn tìm cách thoát khỏi tình huống đó
Cố gắng làm những việc không thích hoặc hạ thấp bản thân để làm vừa lòng người khác
Ám ảnh với suy nghĩ những người xung quanh đang phản bội bạn
Nhạy cảm – Rối loạn nhân cách kịch tính
Cảm xúc và sự nhạy cảm quá mức có thể là một triệu chứng của rối loạn nhân cách kịch tính. Mong muốn thu hút sự chú ý là nhu cầu tự nhiên của một người, trừ khi nó phát triển thành cơn giận dữ và hoang tưởng. Đặc điểm quan trọng của kiểu rối loạn này là lời nói mang tính cảm xúc cao nhưng lại thiếu nội dung.
Dưới đây là một số dấu hiệu khác của hội chứng rối loạn nhân cách kịch tính:
Luôn muốn nhận được sự hỗ trợ, phê duyệt và khen ngợi từ một người rất được kính trọng
Không có khả năng tập trung vào một nhiệm vụ dài hơi
Cảm xúc nhanh chóng thay đổi.
Không thích trì hoãn
Chủ nghĩa cầu toàn – Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế
Chủ nghĩa cầu toàn tuyệt vọng là giai đoạn đầu của hội chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Sự phát triển của bệnh lý này thường liên quan đến thực tế là xã hội coi trọng các phẩm chất như chú trọng tới tiểu tiết, tính kỷ luật, tự giác, kiểm soát cảm xúc, độ tin cậy…- và mọi người luôn cố gắng đáp ứng tất cả những mong đợi này. Và khi tất cả những phẩm chất hoàn hảo này hội tụ trong một nhân cách và biến thành một thảm họa thực sự: ngăn cản người ta bộc lộ cảm xúc, chủ nghĩa giáo điều và tâm lý bảo thủ.
Người cầu toàn cần chú ý khi bản thân có những xu hướng sau:
Không sẵn sàng dành thời gian cho bản thân vì sợ trở làm việc không hiệu quả
Từ chối loại bỏ những thứ không cần thiết với suy nghĩ, tôi có thể cần một ngày nào đó...
Sợ mắc sai lầm
Mong muốn làm việc thay cho người khác vì suy nghĩ rằng không ai khác có thể làm điều đó một cách chuẩn chỉ như bạn
Quá tự tin – Rối loạn nhân cách ái kỷ
Tự ái vẫn được coi là kiểu hành vi an toàn hơn so với tự trách móc, tuy nhiên, kiểu tinh cách này cũng có một số giới hạn. Cảm thấy bản thân thông minh, hấp dẫn và giỏi giang có thể là dấu hiệu của người mắc chứng rối loạn nhân cách tự ái. Khi mắc chứng rối loạn này, người ta rất dễ mắc bệnh trầm cảm, có cảm giác tự ti và những biểu hiện khác mà những người có lòng tự trọng cao thường mắc phải. Dưới đây là các triệu chứng đi kèm hội chứng rối loạn này:
Tức tối ra mặt hoặc trong suy nghĩ khi bị chỉ trích
Lợi dụng mọi người để đạt được mục tiêu của bản thân
Muốn được đối xử đặc biệt
Luôn đố kỵ với người khác và mơ mộng về cuộc sống giàu sang.