5 lý do chúng ta không nên làm việc trên giường

Chúng ta có lẽ rất khó cưỡng lại sự cám dỗ khi được làm việc hoặc học tập ở một nơi thoải mái và thư giãn, xung quanh là gối mềm và chăn. Một số người chia sẻ rằng làm việc trên giường giúp giảm lo lắng và kích thích sự sáng tạo. Nhưng việc hoạt động trí óc ở nơi dành cho giấc ngủ có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thể chất và tâm lý của bạn.

MỤC LỤC [Hiện]

Dưới đây là 5 lý do tại sao thói quen biến giường ngủ thành bàn làm việc có thể không phải là một ý tưởng hay:

Làm rối loạn hoạt động não bộ và giấc ngủ của bạn.

Bộ não của chúng ta thường liên kết hình ảnh chiếc giường với khái niệm nghỉ ngơi và thư giãn. Chuyên gia giấc ngủ kiêm phó giáo sư thần kinh học Rachel Salas nói rằng khi bạn làm việc trên giường, tâm trí của bạn bắt đầu liên hệ không gian đó với các hoạt động trí não thay vì nghỉ ngơi. Sự nhầm lẫn này có thể gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ của bạn, và gây ra chứng mất ngủ hoặc rối loạn nhịp sinh học.

Sử dụng các thiết bị điện tử trên giường cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm sẽ ngăn chặn quá trình tiết melatonin - hormone giấc ngủ - gây ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học tự nhiên của chúng ta. Và thiếu ngủ có thể gây ra nhiều căn bệnh khác nhau cũng như các vấn đề về tim.

Ảnh hưởng đến năng suất của bạn.

Nếu bạn cảm thấy căng thẳng khi mang việc ở công ty về nhà, thì chắc chắn bạn sẽ tưởng tượng ra cảnh công việc theo bạn vào tận giấc ngủ. Một cuộc khảo sát ghi nhận rằng 72% người Mỹ thừa nhận đã làm việc trên giường, và những người này có nhiều khả năng gặp các vấn đề về giấc ngủ do lo lắng và căng thẳng.

Chất lượng giấc ngủ kém có thể khiến năng lượng giảm sút, và làm giảm năng suất làm việc. Nếu phòng ngủ của bạn không đủ ánh sáng, bạn cũng dễ cảm thấy mệt mỏi hơn.

Làm hỏng tư thế của bạn

Sự êm ái và mềm mại của chiếc nệm hay chăn mền dễ kích thích chúng ta ngồi gập người hoặc nằm sấp để làm việc. Dần dần, những tư thế này sẽ gây ra các cơn đau toàn thân, đặc biệt là ở cổ, lưng và hông của bạn.

Tiến sĩ Susan Hallbeck, Giám đốc kỹ thuật hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mayo Clinic, nhấn mạnh rằng chỉ vì bạn không cảm thấy căng thẳng lúc làm việc trên giường không có nghĩa là những tác động tiêu cực không xảy ra. Cô ấy cũng thêm rằng, khi bạn cảm thấy đau nhức cơ thể có thể đã quá muộn để khắc phục tình hình. Các trường hợp nghiêm trọng có thể bao gồm chứng cứng lưng vĩnh viễn và viêm khớp.

Giường là nơi ẩn náu của vi khuẩn.

Khi da của bạn tiếp xúc với khăn trải giường, những lần ma sát sẽ khiến da bong tróc và rơi ra giường. Theo bác sĩ da liễu Alok Vij, MD, những tế bào da này mang dầu, mồ hôi và nước bọt, và chúng là nơi sinh sản lý tưởng của vi khuẩn và mạt bụi. Nếu chúng ta tiếp xúc thường xuyên với những sinh vật này, chúng ta có thể bị dị ứng, hen suyễn hoặc các bệnh về da.

Một nghiên cứu trên các mẫu vi khuẩn từ nệm cũng cho thấy giường ngủ còn bẩn hơn phòng tắm. Một chiếc vỏ gối 1 tuần không thay có số lượng vi khuẩn nhiều hơn gấp 17.000 lần so với bệ ngồi toilet. Và một chiếc ga trải giường 1 tuần không thay có lượng vi khuẩn nhiều hơn 24.000 lần so với nắm cửa phòng tắm.

Có thể ảnh hưởng xấu đến sự thân mật với bạn đời của bạn

Một nghiên cứu cho thấy rằng khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ công việc có thể gián tiếp tác động đến mức độ hài lòng và sự phát triển của mối quan hệ tình cảm.

Tâm trí của chúng ta cũng liên tưởng giường là nơi dùng để chia sẻ tình cảm với bạn đời. Làm việc trên giường trong khi người thương của bạn cũng ở đó, có thể người ấy sẽ có cảm giác “vô hình” và cuối cùng tách không gian riêng tư đó khỏi khái niệm về sự gần gũi, thân mật.