1. Không bị so sánh
Các nghiên cứu về sức khỏe tâm lý trẻ em chỉ ra lòng tự trọng và tinh thần của trẻ sẽ bị tổn hại nếu bị so sánh quá nhiều. Bị so sánh với "con nhà người ta", hay thậm chí so sánh với người thân trong nhà, sẽ khiến trẻ bất an, tự ti.
Thay vì tạo ra môi trường dạy con độc hại, cha mẹ nên tập trung vào việc phát triển tiềm năng, lợi thế của trẻ. Khi được cha mẹ tin tưởng, coi trọng khả năng, trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự tin thể hiện bản thân.
2. Được phép thể hiện cảm xúc của mình
Trẻ la hét khi chúng tức giận, khóc khi chúng buồn. Thậm chí, chúng còn giậm chân và chạy vòng tròn liên tục khi chúng không thể gọi tên cảm xúc hiện tại của mình… Phần lớn, những điều đó khiến chúng ta cảm thấy phiền toái, bực bội hay không thể hiểu nổi.
Đừng tìm cách dập tắt những cơn cảm xúc của trẻ, bố mẹ hãy kiên nhẫn chia sẻ, thấu hiểu, ghi nhận và giúp con vượt qua bằng sự bình tĩnh và cảm thông thực sự. Bởi vì, sự chịu đựng tại thời điểm con bộc lộ cảm xúc còn nhẹ nhàng hơn nhiều những cơn trầm cảm mà trẻ có thể sẽ gặp phải khi bị kìm nén và phủ nhận cảm xúc kéo dài.
3. Ghi nhận kết quả con đạt được
Tự hào thể hiện những sáng tạo của mình chắc chắn là một trong những điều trẻ em yêu thích. Nó khiến trẻ cảm thấy tự hào và hạnh phúc! Bạn đừng quên đánh giá cao con bạn khi chúng làm điều đó. Đồng thời, khuyến khích chúng hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, bạn hãy trưng bày những sáng tạo của trẻ trong nhà, chắc chắn là một trong những điều trẻ em yêu thích.
4. Được dạy về ý thức trách nhiệm
Các chuyên gia tâm lý trẻ em phát hiện trách nhiệm và sự tự chủ giúp trẻ nhận thấy bản thân là người có năng lực và biết thích ứng với mọi hoàn cảnh.
Ngược lại, nếu không được dạy về ý thức trách nhiệm, các em sẽ cảm thấy bản thân không được người lớn tin tưởng, từ đó dễ nảy sinh tâm lý tự ti, chán nản. Vì thế, cha mẹ có thể đặt ra một số nhiệm vụ nhỏ cho trẻ như dọn dẹp bàn học, trồng cây, chăm sóc thú cưng.
5. Lắng nghe
Con của bạn có thể không thể truyền đạt tất cả những suy nghĩ và cảm xúc của chúng. Thực sự lắng nghe sẽ giúp trẻ cảm thấy như bạn quan tâm và đang nghe những gì chúng đang thực sự nói.
Vì vậy, hãy lắng nghe chúng bằng cách luyện tập lắng nghe với mọi người xung quanh và học hiểu thêm về các cách giao tiếp trò chuyện với con.
6. Được vui chơi
Mỗi đứa trẻ đều mong muốn được vui chơi cùng bạn bè, anh chị em. Các giáo sư tâm lý học tại Đại học Boston (Mỹ) chỉ ra vui chơi tạo cơ hội cho trẻ em học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra, nó cho phép trẻ nâng cao trí tưởng tượng và phát triển nhiều kỹ năng xã hội khác. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ tự do vui chơi 30 phút - 1 giờ mỗi ngày.