Bí mật đáng kinh ngạc của các phi tần thời nhà Thanh từ lịch sử tới phim ảnh

Đằng sau vẻ đẹp xa hoa của những bộ trang sức quý giá của các phi tần nhà Thanh thời xưa, ít ai biết nó lại chứa đựng một bí mật to lớn.
Chia sẻ

Nói đến trang phục của hoàng hậu, hay các phi tần Trung Quốc là nhắc đến sự tỉ mỉ, cầu kì trong từng đường nét và chi tiết. Đặc biệt, thời nhà Thanh phục sức lại được chú ý nhiều hơn cả. Hầu hết các bộ phim cổ trang đều có sự đầu tư lớn về trang sức.

Bí mật về trang sức phổ biến nhất thời nhà Thanh

Trang sức nhà Thanh là sự kết hợp hoàn hảo giữa văn hóa người Mãn và người Hán. Trong đó, điểm thúy có thể nói là một trong những món trang sức quý giá nhất, bởi đặc thù nguyên liệu và độ chế tác được xếp vào hàng khó nhất.

Bí mật đáng kinh ngạc của các phi tần thời nhà Thanh từ lịch sử tới phim ảnh - 1
Bí mật đáng kinh ngạc của các phi tần thời nhà Thanh từ lịch sử tới phim ảnh - 2

Điểm thúy là kỹ thuật truyền thống chế tác đồ trang sức của dân tộc Hán Trung Quốc. Triều đại Hán đã có kỹ thuật này. Nó là công việc phụ trợ cho chế tác đồ trang sức. Dùng kỹ thuật điểm thúy chế tạo ra đồ trang sức, cảm giác lộng lẫy, màu sắc diễm lệ, hơn nữa vĩnh viễn không phai màu.

Kỹ thuật điểm thúy phát triển ở đời Thanh Khang Hi, Ung Chính, thời kì Càn Long đạt tới đỉnh cao. Kỹ thuật cùng tài nghệ cao siêu, giá trị nghệ thuật bất hủ, thể hiện đầy đủ tài năng trác tuyệt và sức sáng tạo nghệ thuật của người dân lao động dân tộc Hán cổ đại.

Bí mật đáng kinh ngạc của các phi tần thời nhà Thanh từ lịch sử tới phim ảnh - 3

. Lông chim bói cá sẽ được khảm lên đồ trang sức tạo nên vẻ ngoài cực kì sang trọng và bắt mắt.

Điểm thúy tức lông chim bói cá hay còn gọi là chim trả, chim phỉ thuý. Đây là sự kết hợp hoàn mỹ giữa kỹ thuật kim khí và khảm lông chim truyền thống của dân tộc Hán Trung Quốc. Đầu tiên, người thợ dùng vàng hoặc kim loại mạ vàng làm thành khung với hoa văn khác nhau, sau đó dùng lông màu xanh nhạt xinh đẹp trên lưng chim bói cá để khảm lên khung nhằm chế thành các loại đồ trang sức.

Để làm ra một món trang sức điểm thúy thường phải cần đến hàng chục sợi lông chim bói cá. Đặc biệt, người thợ không được sử dụng lông của con chim đã chết hoặc bị bệnh vì khi đó nó sẽ mất đi màu sắc rực rỡ vốn có. Do vậy, nếu muốn có những sợi lông chim với màu sắc đẹp nhất, người ta sẽ dùng kéo cắt bỏ phần lông xung quanh cổ khi con chim còn sống. Dĩ nhiên, hành động này ảnh hưởng đến sự sống của loài chim bói cá.

Bí mật đáng kinh ngạc của các phi tần thời nhà Thanh từ lịch sử tới phim ảnh - 4

Phượng quan được trang trí bằng lông chim phỉ thúy giúp nó luôn sáng bóng theo thời gian.

Sản phẩm hoàn thành với kỹ thuật điểm thúy sẽ có độ bóng sáng tốt, màu sắc cực diễm lệ và không bao giờ bị bạc màu. Hầu hết phụ kiện của các phi tần thời nhà Thanh như trâm cài tóc, khuyên tai và phượng quan (vương miện phượng hoàng) đều được trang trí bởi lông chim bói cá.

Trang sức thời Càn Long được phục dựng trong phim

Trong các bộ phim cổ trang, những món trang sức điểm thúy thông dụng mang nét đặc sắc ở thời Càn Long được phục dựng đặc biệt tỉ mỉ nên tốn nhiều thời gian và công sức. Theo đó, ở bộ phim "Diên Hy Công Lược", nhân vật Cao quý phi là đại diện cho sự xa hoa. Cùng với tính cách ngạo mạn, phách lối của cô là sự xuất hiện của trang sức điểm thúy đội đầu vô cùng nổi bật.

Bí mật đáng kinh ngạc của các phi tần thời nhà Thanh từ lịch sử tới phim ảnh - 5

Trang sức điểm thúy được phục dựng trong phim "Diên Hy Công Lược".

Lâm An Kỳ - người phụ trách phục sức, trang điểm trong phim "Diên Hy Công Lược" cho biết các sản phẩm điểm thúy được cân nhắc sử dụng sao cho phù hợp tình tiết phim. Ngoài yếu tố mỹ thuật, đoàn phim hy vọng tái hiện thời kỳ chế tác điểm thúy hưng thịnh. Nhà sản xuất Vu Chính cũng chia sẻ thông qua những phục sức này, anh mong khán giả quan tâm văn hóa truyền thống đồng thời có ý thức gìn giữ, phát triển những nét văn hóa đó.

Diễn xuất đỉnh cao của Tôn Lệ trong "Chân Hoàn Truyện".

Ngoài ra, trang sức điểm thúy của các nhân vật trong "Chân Hoàn Truyện" được đánh giá là phù hợp với bối cảnh cần kiệm của nhà Thanh dưới thời vua Ung Chính, nhưng cũng không mất đi vẻ sang trọng. Trong đó, trang sức của nữ chính Chân Hoàn cũng được chăm chút tỉ mỉ kể từ khi cô còn là một Thường Tại (cấp bậc trong hậu cung nhà Thanh) thấp bé cho đến Hoàng Thái Hậu dưới một người trên cả vạn người.