Có rất nhiều tục ngữ, ngạn ngữ dân gian vô cùng hữu ích với chúng ta mặc cho thời gian qua đi và thời thế đổi thay. Ví dụ: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay “Có chí thì nên”. Có những thái độ đáng khen ngợi làm ấm lòng chúng ta, chẳng hạn như “sức khỏe là vàng”. Nhưng cũng có những định kiến mặc dù vô hại nhưng lại khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, như việc nhà cửa bếp núc là của phụ nữ, đàn ông chỉ cần kiếm tiền là đủ.
Tuy nhiên, nhiều định kiến đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là một vài trong số những quan niệm lỗi thời, cổ hủ nên loại bỏ vì đã quá lạc hậu và không hướng tới mục tiêu xã hội công bằng, bình đẳng và văn minh:
Người cao tuổi LUÔN cần được tôn trọng.
Tôn trọng người lớn tuổi bắt nguồn từ thời xa xưa, khi thế hệ cũ là nguồn kiến thức duy nhất về thế giới xung quanh chúng ta. Thế nhưng ngày nay chúng ta có thể học hỏi và tìm kiếm kiến thức từ vô số nguồn tri thức khác nhau, và thế giới đang thay đổi nhanh chóng đến mức kinh nghiệm của các thế hệ trước nhanh chóng trở nên lỗi thời. Và hôm nay, không phải bà nội dạy cháu gái học đan mọc, mà ngược lại chính là cháu gái chỉ cho bà nội cách sử dụng các tiện ích công nghệ và mạng xã hội.
Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể khinh thường những người lớn tuổi vì họ không “high tech” bằng chúng ta. Con người ta dù ở độ tuổi nào, đều xứng đáng được đối xử với thái độ lịch sự, nhưng sự tôn trọng cần dựa trên hành động chứ không phải tuổi tác. Ví dụ, một người lớn tuổi trong xóm hay cãi vã, xúc phạm người thân, hàng xóm, và thậm chí cả động vật của họ khó có thể được coi là đáng được tôn trọng. Trên thực tế, một tình nguyện viên tham gia hỗ trợ chống dịch Covid ở Đà Nẵng đáng được tôn trọng hơn nhiều.
Định kiến về sự tôn trọng bắt buộc đối với người cao tuổi cũng có thể gây nguy hiểm. Nếu trẻ nhỏ bị mắc kẹt với quan niệm sai lầm này sẽ không dám từ chối yêu cầu từ người lớn, thậm chí là người lạ. Như vậy sẽ gây nguy hiểm cho các bé vì có thể bị dụ dỗ đi bất cứ đâu, và đứa trẻ sẽ nghe theo bất kể điều gì họ nói, bởi vì trong suy nghĩ của chúng, tất cả những người lớn tuổi mặc định có quyền và họ luôn đúng.
Các mối quan hệ đòi hỏi sự chăm chỉ, hy sinh
Theo các nhà tâm lý học tin rằng gia đình và tình yêu không phải là công việc hay cuộc chiến, vì vậy bạn không cần lăn xả, hy sinh vì bất cứ lý do gì. Trong một mối quan hệ lành mạnh, cả hai bên không phải là đối thủ của nhau, mà là đồng mình, đồng đội của nhau. Xung đột có thể xảy ra giữa họ, nhưng cả hai bên nên sẵn sàng để giải quyết chúng. Và chính vì vậy, để xây dựng mối quan hệ, bạn phải dựa vào chính bản thân bạn.
Nếu bạn cảm thấy thương hại người ấy, và thời gian ở bên nhau không mang lại cho bạn niềm vui, nếu bạn bị phớt lờ hoặc người ấy không hiểu rằng họ đang làm tổn thương bạn, thì đây là một mối quan hệ độc hại cần được chấm dứt. Tất cả những lý do nêu trên không có nghĩa là người ấy của bạn không tốt, chỉ là hai bạn không thích hợp để cùng nhau đi trên con đường dài hơn. Nếu cố gượng ép, bạn sẽ không thấy thoải mái - bạn sẽ ở vị trí của một nạn nhân, hoặc ở vị trí của một người cha mẹ đang cố gắng nuôi dạy những đứa con một cách bị động.
Lười biếng là sai trái
Mọi người thường trì hoãn những kế hoạch quan trọng và ‘để dành’ làm sau, như bỏ qua buổi tập chạy mỗi sáng, hoặc đọc một cuốn truyện thú vị thay vì chuẩn bị cho kỳ thi. Và hầu hết sau khi điều này xảy ra, mọi người sẽ cảm thấy hối hận vì họ đã quá lười biếng. Và những người lười biếng không được tôn trọng trong xã hội. Họ thường xuyên bị xúc phạm và chế giễu là yếu đuối.
Nhưng, trên thực tế, ai cũng có quyền yếu đuối. Nếu bạn không thường xuyên lười biếng, thì không có gì phải xấu hổ vì nó giúp bạn xả hơi, và lấy lại năng lượng tránh quá tải. Bởi vì, sau khi nghỉ ngơi, con người ta sẽ trở nên năng suất hơn và thường dễ tìm ra giải pháp thú vị cho các vấn đề phức tạp hơn.
"Đừng bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì, đặc biệt là từ những người giỏi hơn bạn."
Cuốn tiểu thuyết Bậc thầy và Margarita của Mikhail Bulgakov đã trở thành cuốn sách tham khảo của hơn một thế hệ, và câu nói của nhà văn, “Đừng bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì, đặc biệt là từ những người mạnh hơn bạn,” đã trở thành phương châm của họ. Do đó, nhiều người hiện nay sẵn sàng hy sinh bản thân và lợi ích của mình để không phải nhờ người khác giúp đỡ.
Nhưng quan niệm này đã trở nên lỗi thời, và thậm chí có thể khiến bạn bị mất quyền lợi. Vì nếu theo quan niệm này, có nghĩa là tốt hơn hết bạn không nên xin xỏ, yêu cầu bất cứ điều gì. Nhưng tại sao không yêu cầu sếp của bạn tăng lương nếu bạn làm việc chăm chỉ? Tại sao không nhờ mẹ bạn trông cháu của trong vài giờ nếu bạn đang dở công việc? Hoặc nếu bạn bị say xe, tại sao không xin ngồi ghế trên thay vì đứng?
Tác giả cũng thêm rằng “…mọi người cuối cùng vẫn sẽ đem đến cho bạn những gì bạn cần”. Nhưng tại sao mọi người phải đoán những gì bạn cần? Tại sao sếp phải bổ nhiệm bạn vào vị trí trưởng phòng còn trống nếu bạn thậm chí còn chưa tỏ ý muốn nhận nó?
Có những công việc của nam giới, và có những công việc của phụ nữ.
Nghề nghiệp vẫn được chia thành công việc của phụ nữ và nam giới. Người ta tin rằng phụ nữ không am hiểu công nghệ và đàn ông không có khả năng đồng cảm, vì vậy chăm sóc trẻ em và người già rõ ràng không phải là sở trường của phái mạnh. Tuy nhiên, khoa học thần kinh đã chứng minh rằng não bộ không phụ thuộc vào giới tính.
Bộ não của chúng ta phản ánh cuộc sống mà chúng ta hướng tới. Nếu một cậu bé được tặng một bộ LEGO và cậu ấy liên tục sáng tạo mọi thứ từ bộ trò chơi này, thì rất có thể, cậu ấy sẽ trở thành một kỹ sư lành nghề. Nếu một cô gái được tặng búp bê và được dạy chơi trò nữ công gia chánh, thì não của cô ấy sẽ thích nghi với điều đó. Bản thân chúng ta lập trình thái độ giới tính ở con cái chúng ta, và không phải bộ não quy định chúng có khuynh hướng đối với một nghề nghiệp cụ thể nào.
Nếu một phụ nữ có bằng tốt nghiệp đi xin việc như một kỹ sư phần mềm và một người đàn ông, là một giáo viên tiểu học, điều đó có nghĩa là bộ não của họ đã thích nghi thành công với lĩnh vực hoạt động của họ. Tuy nhiên, do định kiến, cả hai đều có nguy cơ thất nghiệp.
Chỉ phụ nữ mới thích buôn chuyện.
Nhiều người chắc chắn rằng “ba người phụ nữ và một con vịt sẽ biến thành cái chợ”, và vốn phụ nữ ngồi với nhau chỉ để rèm pha cuộc sống của người khác và ‘ủ mưu’, và phụ nữ đi làm chỉ để soi mói cuộc sống của mọi người. Định kiến này thường chống lại phụ nữ khi họ chỉ đang cố gắng làm việc và kiếm sống.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm cho thấy rằng mọi người đều nói chuyện theo cách giống nhau, bất phân giới tính và mọi người không dành quá nhiều thời gian cho việc đó - nói chuyện phiếm chỉ chiếm khoảng 14% tổng số cuộc trò chuyện. Đồng thời, những câu chuyện phiếm của phụ nữ thường mang tính nhân từ hoặc trung lập, trong khi những câu chuyện phiếm của đàn ông tiêu cực hơn.
Ngoài ra, trái với suy nghĩ thông thường, người cao tuổi nói chuyện phiếm ít hơn những người trẻ tuổi. Và họ thường thảo luận về ai đó theo cách tích cực, trong khi những người trẻ tuổi, luôn nói về người khác với thái độ tiêu cực.