Bạn có thể nhận được rất nhiều lời khuyên từ những người xung quanh trước mỗi vấn đề về tình cảm. Gia đình và bạn bè thường đưa ra những lời khuyên khách quan và chỉ mang tính đóng góp; nhưng rất có thể họ sẽ làm hỏng một mối quan hệ của bạn bằng cách đưa ra lời khuyên mang tính xúi giục. Kể cả những lời nói chân thành nhất đôi khi cũng có thể có tác động rất tiêu cực đến một mối quan hệ.
Dưới đây là những “lời khuyên” từ người xung quanh mà bạn cần tránh xa, chúng chỉ mang tính chất phá hoại và biến mối quan hệ của bạn từ từ trở thành địa ngục
"Bạn nên tìm một người chu cấp cho bạn tốt hơn"
Nếu bạn yêu chỉ vì bạn lợi ích cá nhân, có lẽ bạn nên dừng lại. Theo các nhà tâm lý học, việc tính toán đến lợi ích bản thân không phải là lý do thích hợp để bắt đầu hay kết thúc một mối quan hệ. Khi làm như vậy, bạn có thể phá hủy mối quan hệ thực sự hạnh phúc và bắt đầu một cuộc sống không mang lại niềm vui nào cho bản thân cả.
“Hãy cho anh ta/cô ta thấy ai là người có quyền. Đừng để bạn bị dắt mũi”
Dường như mỗi người sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau trong một mối quan hệ, và dường như thông thường vai trò ‘lãnh đạo’ sẽ được giao cho một người theo thời gian.
Tuy nhiên, chỉ có sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau từ cả hai phía mới có thể giúp duy trì và bảo vệ mối quan hệ của hai người.
“Hãy đòi hỏi những hành động lãng mạn từ anh/cô ấy”
Các nhà tâm lý học cho rằng trong bất kỳ một mối quan hệ nào cũng đều có một giai đoạn lãng mạn nhất định, nhưng chúng thường trôi qua sau một thời gian. Hai người không thể sống mãi như trong một bộ phim hài lãng mạn, lúc nào cũng cuồng nhiệt khi gặp gỡ được.
Đó là lý do tại sao bạn không thể đòi hỏi người ấy lúc nào cũng phải có hành động thân mật hay lãng mạn. Mỗi mối quan hệ có các giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi giai đoạn đều có những ưu điểm riêng, hãy tìm ra những ưu điểm đó và tận hưởng niềm vui từ nó.
"Im lặng. Đừng làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn nữa."
Luôn có những xung đột xảy ra trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, tốt hơn là giải quyết mâu thuẫn khi chúng xảy ra. Bạn không nên kìm nén cảm xúc của mình và đợi cho đến khi mối quan hệ đổ vỡ và không thể cứu vãn. Cũng đừng tỏ ra mình là người thiệt thòi hay vào vai nạn nhân. Thay vào đó hãy thẳng thắn về cảm xúc của bản thân với đối phương.
“Kiểm tra tin nhắn đi, bạn có quyền cơ mà”
Những hành động như dùng điện thoại của đối phương, đọc tin nhắn cá nhân, định vị… được các chuyên gia luật gia đình coi là bước đầu tiên đối với hành vi lạm dụng trong mối quan hệ tình cảm.
Nó có thể khiến đối phương cảm thấy đang bị ‘cầm tù. Đừng nghe những lời khuyên này, và đừng biến người ấy trở thành con tin do sự ghen tuông của bạn.
"Bảo anh ta rằng anh ta có làm được gì lớn lao đâu."
Nếu bạn muốn châm ngòi, biến một tranh cãi vụn vặt thành một xung đột lớn thì đây là câu hoàn hảo. Chỉ một lời trách móc không đúng thời điểm cũng có thể khiến mối quan hệ trở nên bế tắc và đổ vỡ.
Các chuyên gia khuyên bạn không nên thảo luận những vấn đề như vậy hàng ngày, và cố gắng không đề cập đến những điều như thế này khi ở trong một cuộc cãi vã.
"Hãy nhìn tôi và học hỏi này."
Lấy bản thân ra làm ví dụ để người khác học hỏi chỉ dành cho việc dạy dỗ trẻ con. Bạn không phải là một đứa trẻ và bạn không nên lặp lại hành vi của người khác.
Khi bạn gặp khó khăn trong hôn nhân hay mối quan hệ tình cảm, đừng nhìn vào các gia đình hay cặp đôi khác và cố gắng sao chép cách sống của họ. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo và tránh những xung đột tương tự.
Chính bạn mới hiểu rõ nhất vấn đề của các bạn
Tại sao chúng ta có xu hướng lắng nghe những lời khuyên có thể chẳng mang lại điều gì tốt đẹp? Có lẽ bởi vì sâu bên trong chúng ta tin rằng người ngoài cuộc sẽ có cái nhìn khách quan hơn, và sẽ cho chúng ta lời khuyên hợp lý.
Tuy nhiên, đó là một cảm giác rất sai lầm bởi vì mối quan hệ của bạn vô cùng phức tạp và có vô số điều không ai biết ngoài hai bạn. Đó là lý do tại sao bạn chỉ nên lắng nghe tâm trí và trái tim của chính mình.
Bonus: Phũ nhưng đúng