Và những "mánh khóe" mà họ sử dụng tinh vi đến mức ngay cả khách hàng thận trọng nhất cũng có thể trở thành nạn nhân.
Miễn phí đồ ăn nhẹ
Khi đi ăn nhà hàng và được miễn phí đồ ăn nhẹ, bạn hẳn sẽ rất vui. Tuy nhiên thực tế là, ví dụ quán bar tặng bạn lạc rang muối miễn phí, thì bạn sẽ có xu hướng uống nhiều đồ uống hơn. Một chiếc bánh mỳ sẽ khiến bạn thấy đói và muốn gọi thêm đồ ăn.
Ngoài ra khoa học cũng chứng minh những người nhận được kẹo tặng kèm hóa đơn có xu hướng để lại tiền boa nhiều hơn.
Màu sắc thực phẩm
Màu sắc thực phẩm có thể được sử dụng để thao túng người mua. Các trái cây chúng ta ăn thường có vị giống nhau dù màu sắc khác nhau.
Các công ty sản xuất nước cam thường làm tăng màu sắc của nó bằng cách thêm 10% nước quýt có màu đậm hơn và chất màu lấy từ vỏ cam, chưa kể đến hương liệu nhân tạo.
Đánh lừa về kích cỡ
Đôi khi việc lựa chọn cỡ lớn, vừa, nhỏ ở các cửa hàng đồ ăn chẳng có nhiều ý nghĩa vì bạn gần như nhận được cùng một lượng đồ uống như nhau.
Một mẹo khác có thể bạn không chú ý đó là sản phẩm bạn thường mua ở siêu thị bị giảm kích thước, trọng lượng nhưng... giá tiền lại không đổi.
Hiệu ứng chữ số bên trái
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao rất nhiều siêu thị, cửa hàng thường đặt giá kết thúc bằng 0.9, 99, 999 thay vì làm tròn giá lên?
Khi giá của sản phẩm gồm quá nhiều chữ số, người tiêu dùng thường chỉ để ý đến các chữ số đầu tiên bên trái và có xu hướng làm tròn giá sản phẩm.
Tác động tâm lý này có tên khoa học là Hiệu ứng chữ số bên trái (The left digit effect).
Điều này lý giải vì sao người ta luôn có cảm giác 49.900 đồng gần với 40.000 đồng hơn là 50.000 đồng, mặc dù sự thật hoàn toàn ngược lại.
Hạn sử dụng tùy ý
Bạn tốt hơn hết nên sử dụng giác quan để xác định liệu một sản phẩm đã hỏng hay chưa thay vì dùng hạn sử dụng.
Ở một số quốc gia như Mỹ, không có quy định về ngày hạn sử dụng. Những ngày này sẽ phụ thuộc vào quyết định của các nhà sản xuất thực phẩm. Kết quả là, rất nhiều thức ăn vẫn còn mới nhưng bạn đã phải vứt vào thùng rác và điều này khiến chúng ta phải đi đến cửa hàng để mua thêm nhiều hơn nữa.
Cấu trúc giá trên thực đơn
Ở nhiều cửa hàng người ta sẽ xóa đơn vị tiền trên thực đơn (15 thay vì 15 USD) để tạo ảo giác rằng bạn đang không phải trả tiền thật cho món ăn của mình.
Khoa học cũng chứng minh mẹo này hữu hiệu. Một nghiên cứu ở ĐH Cornell cho thấy khách hàng thường tiêu nhiều tiền hơn khi thực đơn ở dạng số thay vì có thêm đơn vị tiền hay ký hiệu tiền tệ bên cạnh.
Quảng cáo gây hiểu lầm
Bạn có biết các quảng cáo ô tô thực tế được quay không sử dụng ô tô thật mà đều dùng xe mô hình chạy pin? Rất nhiều thứ chúng ta xem trong quảng cáo đều là giả: trong quảng cáo ngũ cốc, hồ dán được dùng thay vì sữa, xà phòng được dùng để tạo bọt cho đồ uống, glycerin được dùng để làm sản phẩm trông tươi, lạnh và ẩm ướt hơn.
Chiêu trò từ người bán hàng
Thức uống an toàn nhất để mua trong một quán bar là bia đóng chai. Những người phục vụ ở quầy rượu có thể sử dụng các thủ thuật như đổ ít hơn số lượng đầy đủ của bia/rượu vào ly của bạn, hoặc pha loãng thức uống của bạn hay thậm chí cung cấp cho bạn một thương hiệu khác rẻ tiền hơn thay vì đưa ra loại đắt tiền mà bạn đã yêu cầu. Hầu như mọi người rất khó để nhận ra sự khác biệt này!