8 kiểu xin lỗi giả tạo khiến chúng ta ai nghe cũng vô cùng khó chịu

Đôi khi chúng ta vẫn phải xin lỗi hoặc nhận những lời xin lỗi trong một số tình huống khó xử. Thế nhưng vẫn có những lời xin lỗi không xuất phát từ sự chân thành, mà chỉ giống như một cách để biến chúng ta thành “tên ngớ ngẩn”. Và khi ai đó tuyên bố “Xin lỗi” nhưng không chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của họ, đó không được coi là thành tâm xin lỗi.

Dưới đây là 8 ví dụ chứng tỏ mọi người đang “đá bóng” trách nhiệm và biến bạn thành trò hề thay vì cảm thấy có lỗi với bạn:

1. "Em đang phóng đại mọi thứ lên đấy"

Cảm giác như lời xin lỗi này không được chân thành và có phần đùn đẩy trách nhiệm lên người nghe. Về mặt hình thức, người này có ý xin lỗi nhưng rõ ràng là họ không cảm thấy hối hận vì những gì họ đã làm. Ngược lại, họ chuyển cảm giác tội lỗi sang bạn vì phản ứng tự nhiên của bạn với hành động của họ - họ đã làm một việc quang minh chính đại, và chính bạn là người đã nhìn nhận mọi thứ không đúng.

2. "Dĩ nhiên là việc của em lúc nào cũng quan trọng hơn anh rồi”

Cách xin lỗi này làm giảm giá trị hành động của người nghe - những cụm từ cho thấy người đó dường như đồng ý với bạn, nhưng trên thực tế họ tỏ ý mỉa mai và thiếu tôn trọng nhu cầu của bạn. Đây là một trong những hình thức thao túng tính cảm, giống như cách một người đang cố kiểm soát thói quen và hành động của người khác chỉ vì nhu cầu và mong muốn của bản thân.

3. “Tôi chỉ đùa thôi” ngay lập tức hóa giải mọi hành vi sai trái

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng rơi vào trường hợp người đối diện nói những lời xúc phạm, và sau đó họ bất giác mỉm cười nói thêm: "Thôi, đừng để bụng, tôi chỉ đùa thôi!" Những “trò đùa” như vậy nhằm thể hiện rằng hành vi xúc phạm là bình thường, và chỉ là do bạn nhạy cảm quá thôi. Tuy nhiên, những lời nói này có thể gây tổn thương nặng nề cho người nghe, và những lời xin lỗi thiếu thành ý như vậy không thể xoa dịu tình hình.

4. Xin lỗi hình thức

Đây là một lời xin lỗi danh nghĩa không phải cho những gì đã xảy ra mà cho những gì sắp xảy ra. Ở phương Tây người ta thường xuyên dùng cách nói như vậy để tỏ ra lịch sự, nhưng thực sự thì chỉ khiến người nghe nổi khùng. Ví dụ: "Xin lỗi, nhưng..." Cụm từ này khiến người nghe vô cùng mất hứng, và đưa họ vào thế khó xử bởi vì về mặt hình thức, vẫn có lời xin lỗi, nhưng cảm giác khó chịu đằng sau lời xin lỗi khiến người ta muốn “bùng cháy”.

5. “Tôi luôn là người phải xin lỗi mà”

Trong lời xin lỗi này hầu như không thể hiện sự ăn năn, hối lỗi của người nói. Trên thực tế, câu nói “Lúc nào anh cũng là người phải nói xin lỗi” gần như đã xóa bỏ mọi thành ý bên trong lời xin lỗi. Thực tế là câu xin lỗi này cũng ngầm ý là “tại sao anh luôn phải xin lỗi trong khi bản thân chẳng làm gì sai?”. Và có cả một thuật ngữ cho kiểu xin lỗi này - “lời xin lỗi ảo” – khi một người đã xin lỗi vì hành vi sai trái của bản thân nhưng lại không có cảm giác nhẹ nhõm.

6. Sự hiện diện của “có thể” trong lời xin lỗi không phải là dấu hiệu của sự chân thành.

Những từ như “có lẽ”, “có thể” và “chắc hẳn” đều có vẻ không tự nhiên. Thật sự hối hận là khi chúng ta thực sự lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của người nghe. Khi nói điều gì đó như, "Đúng vậy, có lẽ, tôi nên ...", nó khiến chúng ta hiểu rằng cảm xúc của người nghe không thực sự quan trọng. Lời xin lỗi như vậy thực tế chỉ mang tính hình thức để cuộc trò chuyện nhanh chóng kết thúc.

7. “Đừng khó chịu nhé. Dù sao thì, cậu biết đấy… ”

“Chúng ta đã biết nhau từ lâu và bạn cũng biết rằng tao hay nói đùa như thế đấy...” Kiểu xin lỗi này giống như một nỗ lực để thoát khỏi tình huống khó chịu hơn là xoa dịu người bị xúc phạm. Người nói thực sự không để ý tới cảm nhận của người nghe vì những sai lầm vừa gây ra. Đó chỉ là một cách để ngụy tạo cho hành động thiếu suy nghĩ của bản thân, và chấm dứt cuộc trò chuyện khiến người ta khó xử.

8. "Tôi sẽ xin lỗi nếu điều đó ..."

Cách giải quyết vấn đề này không thể được coi là một lời xin lỗi. Đây giống một món hời hơn khi bên bị xúc phạm yêu cầu người kia phải trả một giá nhất định để nghe lời xin lỗi từ người đã xúc phạm họ. Rõ ràng người nói đang coi thường người nghe và không tỏ ra hối hận chút nào về những gì đã làm.