8 thói quen hàng ngày cần thay đổi ngay để bảo vệ môi trường

1,3 tỷ tấn thực phẩm bị lãng phí hàng năm, và hơn 100 triệu động vật đang chết dần vì nuốt phải rác thải làm từ nhựa và túi ni lông. Đã đến lúc chúng ta nên dừng lại và suy nghĩ về hành động của chính mình. Chắc chắn, chúng ta không thể thay đổi ngay thói quen của mình, nhưng hãy thay đổi từng chút để bảo vệ hành tinh xanh này.

Dưới đây là 9 thứ chúng ta có thể cắt giảm để góp phần xây dựng ngôi nhà chung của nhân loại:

Lãng phí thực phẩm

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, một phần ba thực phẩm được sản xuất ra - khoảng 1,3 tỷ tấn, bị lãng phí mỗi năm. Để sản xuất một lượng lớn thực phẩm như vậy, hàng triệu loài động thực vật đã bị xóa sổ. Theo dữ liệu được công bố, trái cây và rau quả là những sản phẩm lãng phí nhất, tiếp theo là hải sản.

Du lịch trên tàu biển

Tàu du lịch là thành phố nổi, và mức độ gây ô nhiễm cũng không hề kém cạnh cư dân trên đất liền. Nhiều dữ liệu cho thấy chất lượng không khí trên boong tàu tương tự như ở các thành phố ô nhiễm hàng đầu thế giới. Ước tính có hơn 50.000 người châu Âu chết sớm hàng năm do hậu quả của ô nhiễm tàu.

Người ta cũng đã phát hiện ra, lượng khí thải carbon của một người tăng gấp ba lần khi họ đi tàu so với bình thường.

Một cơ quan giám sát của Đức đã khảo sát 77 tàu du lịch và phát hiện ra, 76 trong số họ đã sử dụng dầu nhiên liệu nặng độc hại, được gọi là nhiên liệu siêu bẩn. Hơn nữa, các tàu du lịch này đã nhiều lần bị bắt gặp vứt rác, nhiên liệu và xả chất thải trực tiếp ra đại dương.

Mua quá nhiều quần áo

Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm không khí trên thế giới, ô nhiễm thứ hai về nguồn nước. Ngành công nghiệp này cũng gánh trách nhiệm lớn trong việc gây suy giảm nguồn nước. Bông, là loại sợi phổ biến nhất được sử dụng trong sản xuất quần áo, cũng là một loại cây trồng rất ưa nước. Lượng bông cần thiết để sản xuất một chiếc áo cần khoảng 2.700 lít nước. Con số này tương đương với lượng nước trung bình mà một người uống trong 2 năm rưỡi.

Sợi tổng hợp như polyester không đòi hỏi nhiều nước như bông, nhưng sản xuất loại vải này thải ra nhiều khí nhà kính hơn rất nhiều. Các nhà máy sản xuất polyester đã thải ra khoảng 680 tỷ kg khí nhà kính vào năm 2015, tương đương với lượng khí thải mà 185 nhà máy điện sử dụng than tạo ra hàng năm.

Vì vậy, mỗi khi bạn nghĩ về việc mua quần áo mới, hãy nhớ cứ 9 người trên toàn thế giới thì có 1 người không có nước sạch để sử dụng, và khoảng 4,6 triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.

Xả bồn cầu

Nghe có vẻ “dơ”, nhưng trên thực tế, bạn không nhất thiết phải xả đầy một bể nước mỗi khi đi tiểu tiện. Một nghiên cứu năm 1999 cho thấy xả nước khi đi vệ sinh chiếm khoảng 27% lượng nước tiêu thụ trong nhà hàng ngày của một người, trong khi giặt quần áo chỉ chiếm 22%, và nước tắm chỉ chiếm 17%.

Dùng đũa ăn một lần

Việc sử dụng đũa ăn một lần vô cùng phổ biến ở các nước Châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, sử dụng đũa ăn một lần có tác động rất xấu đến môi trường. Chỉ tính riêng tại Trung Quốc, có khoảng 80 tỷ đôi đũa dùng một lần được tiêu thụ mỗi năm. Để đáp ứng nhu cầu khổng lồ này, khoảng 4 triệu cây bị đốn hạ mỗi năm.

Vụ phá rừng quy mô lớn này gây ra nhiều hậu quả tàn khốc. Nó có thể gây ra thiên tai như lũ quét, sạt lở đất và khiến cho trái đất nóng lên chóng mặt.

Uống cà phê

Cà phê là một thức uống phổ biến, và cũng có nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Một nghiên cứu cũng cho thấy uống cà phê có thể tăng tuổi thọ của một người lên 2 năm. Nhưng tin xấu là ngành công nghiệp cà phê không hề thân thiện với môi trường. Các trang trại cà phê của thế giới tác động xấu tới môi trường hơn bao giờ hết. Ngoài ra, sự phổ biến ngày càng tăng của cà phê đã gây ra nạn chặt phá rừng quy mô lớn, gây ra sự sụt giảm đa dạng sinh học.

Việc sử dụng cốc giấy khi uống cà phê cũng gây ra những hệ quả xấu đối với môi trường và thúc đẩy nạn chặt phá rừng quy mô lớn.

Dùng khăn ướt

Khăn ướt có thể thuận tiện, nhưng chúng không hề gần gũi với môi trường. Vào năm 2015, bộ phim The Guardian đã gọi khăn ướt là ‘nhân vật phản diện lớn nhất của môi trường’.

Hầu hết các túi đựng khăn ướt và bản thân chúng cũng chứa nhựa và thải ra môi trường. Sau đó chúng được các sinh vật biển tiêu thụ vì bị nhầm với sứa, cuối cùng bị chết. Nhiều người vứt khăn ướt trong nhà vệ sinh, gây tắc nghẽn cống vì chúng không bị phân hủy. Người ta cũng đã phát hiện ra rằng khăn ướt chiếm khoảng 93% những thứ gây tắc nghẽn cống.

Ngoài ra, trong nhiều loại khăn ướt còn có chứa các hóa chất nguy hiểm có thể gây phát ban khi sử dụng.

Sử dụng pin một lần

Pin dùng một lần mà chúng ta sử dụng trong đồng hồ và máy tính, thậm chí cả pin sạc mà chúng ta sử dụng trong máy tính xách tay, điện thoại và các thiết bị điều khiển cực kỳ có hại cho môi trường. Chúng có chứa một số kim loại cực kỳ độc hại như: cadmium, chì, kẽm, mangan, niken, bạc, thủy ngân và lithium, cũng như axit của pin.

Khi được đem đi xử lý, pin cũng gây ô nhiễm không khí nặng, bởi khi chúng bắt đầu phân hủy, chúng sẽ trải qua một phản ứng quang hóa giải phóng khí nhà kính dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Những hóa chất độc hại này cũng bị đất hấp thụ, và gây ô nhiễm thổ nhưỡng, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thảm thực vật và thổ nhưỡng nói chung. Và khi những hóa chất này bị cuốn trôi sau các trận mưa, chúng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Cạo râu/lông bằng dao cạo dùng một lần

Cạo râu được coi là vật dụng cá nhân không thể thiếu của nhiều người. Do đó, nhu cầu dao cạo của con người luôn ở mức cao. Cụ thể hơn, một báo cáo gần đây cho biết, trong năm 2018 có 163 triệu người tiêu dùng ở Mỹ đã sử dụng dao cạo dùng một lần. Những chiếc dao cạo này được tạo thành từ nhựa và cao su không thể phân hủy sinh học, và chủ yếu nằm trong các bãi chôn lấp, không bao giờ được tái chế nữa. Chúng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.