8 thói quen xấu làm hỏng mối quan hệ đôi lứa, nhận biết sớm để cải thiện nhé!

1. Bạn có phải là một người phụ nữ tuyệt vời?

Nhiều người từng có hành vi tiêu cực tại một số thời điểm trong mối quan hệ của của mình. Trong các mối quan hệ, đôi khi thật khó khi không ai hướng dẫn ta nên làm gì hữu ích hoặc có đường dây nóng tư vấn khi bạn cần!

Một số người lấy nền tảng cho mối quan hệ của họ dựa trên những điều họ đã quan sát trong văn hóa phổ quát, trên phim ảnh hoặc trong mối quan hệ của cha mẹ hay bạn bè của họ. Nhưng hãy nói về những điều tiêu cực trong một mối quan hệ, nó ẩn trong những thói quen nhỏ mà bạn nghĩ là lành mạnh.

Trên thực tế, những hành động này đã ăn sâu vào thói quen hàng ngày của bạn đến nỗi bạn thậm chí không nhận ra đó là hành vi tiêu cực. Bạn đang tự hỏi như thế nào là tiêu cực? Dưới đây là một số lỗi phổ biến được coi là thói quen tốt nhưng thực sự là điều xấu cho bạn và đối phương.

Bạn thích giúp đỡ người khác, vì vậy bạn không bao giờ nói "không" với người đàn ông của mình, nhưng điều đó thật mệt mỏi. Gần đây bạn nói rằng, đây là cơ hội cuối cùng của anh ấy! Nhưng sau đó bạn lại thay đổi bởi vì bạn là người luôn cố gắng để cứu vãn mối quan hệ.

Đừng đánh giá thấp bản thân, cần nhận ra rằng bạn cũng cần thời gian và không gian. Hãy xác định những điều khiến bạn hạnh phúc và nhận được nhiều hơn thế trong cuộc sống của bạn.

2. Bạn có phải là một người phụ nữ bị lệ thuộc?

Bạn không đặt nặng lòng tự trọng và có thể có cha mẹ bảo bọc quá mức tới cản trở sự độc lập của riêng bạn. Bạn sợ hãi khi nghĩ đến việc ở một mình, vì vậy bạn bám vào các mối quan hệ xấu. Bạn nghĩ về người đàn ông của mình như một anh hùng người và phụ thuộc vào anh ấy trong tất cả mọi thứ, nhưng đây là những kỳ vọng cao ngất trời không ai có thể đáp ứng.

Chọn một kỹ năng mới, chẳng hạn như bí quyết đầu tư hoặc nấu ăn, sự thành thạo mới của bạn sẽ giúp bạn cảm thấy tự chủ hơn. Theo dõi thành tích của bạn với một list những phần thưởng, ví dụ như mua cho mình một chiếc váy dễ thương bất cứ khi nào bạn học xong cách nấu một món ăn mới. Bất cứ khi nào bạn mặc nó, bạn sẽ được nhắc nhở về những gì bạn đã đạt được.

3. Bạn có phải là một người phụ nữ hách dịch?

Hãy nhớ rằng, mẹ bạn đã từng cằn nhằn như thế nào khi bạn nghịch ngợm lúc 5 tuổi? Bây giờ bạn đang làm điều đó với anh chàng 35 tuổi của bạn. Thêm vào đó, bạn quá độc đoán khiến anh ấy cảm thấy bớt nam tính.

Hầu hết phụ nữ đều có bản năng làm mẹ theo một cách nào đó. Nhưng bạn kết hợp điều này với lòng ham muốn cá nhân, đó là lý do tại sao bạn đi quá xa trong mối quan hệ.

Phân biệt giữa những việc anh ấy có thể tự làm (như giặt quần áo) ngoài những việc bạn làm cho anh ấy như nướng bánh quy. Thay vì trách mắng anh ấy về những sai lầm, hãy tiếp cận nhẹ nhàng hơn, giải thích tại sao "dép xỏ ngón không phù hợp với quy tắc ăn mặc của nhà hàng sang trọng".

4. Không tôn trọng quyền riêng tư 

Nếu người ấy không có gì để che giấu thì anh ấy sẽ không gặp vấn đề khi chia sẻ mạng xã hội và mật khẩu email của họ với bạn. Tuy nhiên, đó lại là một sai lầm của bạn. Quyền riêng tư là một phần lành mạnh trong mọi mối quan hệ và việc cả hai không chia sẻ thì không có nghĩa là người ấy đang che giấu điều gì đó.

Nếu bạn không thể tôn trọng nhu cầu riêng tư của đối phương thì đó là dấu hiệu bạn không tin tưởng anh ấy. Vì vậy, hãy tự hỏi tại sao lại như vậy và thay vào đó hãy xem xét một cuộc thảo luận cởi mở với anh ấy.

5. Ghi điểm bằng cách đánh giá sai lầm của đối phương

Việc ghi điểm rất phổ biến trong nhiều mối quan hệ và nhiều cặp đôi dùng phương pháp này để đóng góp tài chính, phân chia công việc trong nhà... Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc này có thể trở nên tiêu cực vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đồng cảm của bạn với đối phương. Điều này có thể dẫn đến sự phẫn nộ và những hành vi hung hăng hoặc hiểu lầm.

Cần hiểu rằng, mối quan hệ của bạn không phải là đối thủ cạnh tranh hay nhằm mục đích truyền đạt những kỳ vọng của bạn một cách rõ ràng.

6. Tìm giải pháp

Xung đột là một phần phổ biến khác của các mối quan hệ thông thường. Nhưng khi xảy ra điều gì đó thì đối phương (hoặc bạn) chọn giải quyết bằng cách chôn vùi vấn đề bằng quà tặng, kỳ nghỉ hoặc những điều dễ chịu khác.

Tại sao nó lại tiêu cực? Đây không phải một giải pháp tốt khi chỉ che giấu vấn đề, có nghĩa là đối phương (hoặc bạn) không chịu trách nhiệm về vai trò mà cả hai đã cũng nhau tạo ra trong việc xung đột. Điều này thường dẫn đến cay đắng và oán giận.

Bạn có thể làm gì? Hãy làm điều gì đó tốt đẹp cho đối phương sau khi các bạn bắt tay vào công việc để giải quyết xung đột cùng nhau.

7. Chơi trò chơi cảm xúc và tâm trí 

Có lẽ bạn đã có một ngày làm việc vất vả và đối phương không ủng hộ như bạn muốn hoặc có thể bạn đã để mắt đến một chiếc túi xách mới và anh ấy đã cố tình không hiểu những gợi ý của bạn. Như vậy, sự thất vọng của bạn với chàng ở mức cao nhất. Đổ lỗi cho anh ấy về cảm xúc và mong muốn của bạn là hành vi ích kỷ.

Bắt đầu bằng cách chịu trách nhiệm cho cảm xúc của chính bạn và truyền đạt mong muốn của bạn. Điều quan trọng là phải cởi mở và tôn trọng ranh giới của nhau trong mối quan hê này.

8. Không tử tế 

Sự không tử tế không chỉ giới hạn trong lời nói và hành động. Trong một mối quan hệ, sự không tử tế có thể đơn giản như không đồng cảm, không được hỗ trợ hoặc không quan tâm đến sức khỏe tổng thể của người ấy. Không tử tế cũng có thể bao gồm các hành vi như không ưu tiên hoặc khen ngợi đối phương.

Điều này không có nghĩa là bạn cần phải làm điều gì đó to tát. Thay vào đó, hãy bắt đầu từ một việc nhỏ bằng cách cảm ơn anh ấy vì điều gì đó đơn giản như mang cho bạn một tách cà phê.

Theo Asiaone