Dưới đây là danh sách các dấu hiệu có thể cho bạn thấy vấn đề trong mối quan hệ của bạn và người ấy:
Nửa kia không còn muốn cùng bạn tận hưởng cuộc sống nữa
Việc chúng ta mong muốn có không gian riêng tư và tận hưởng cuộc sống cùng sở thích của riêng mình là điều hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy dường như nửa kia ngày càng xa cách và liên tục đòi hỏi không gian riêng, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy họ đang cảm thấy chán ngán với sự xuất hiện của bạn trong cuộc sống của họ. Ví dụ, nửa kia bắt đầu với một sở thích mới, lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ một mình hoặc đi chơi với bạn bè mà không có bạn. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy người ấy cố gắng tận dụng không gian riêng càng nhiều càng tốt, thì có lẽ đã đến lúc cả hai nên trò chuyện thẳng thắn với nhau.
Cảm giác như cảm xúc của đối phương thay đổi như thời tiết
Có lúc nửa kia tỏ ra gần gũi và tình cảm hết mực, coi bạn là bảo bối của họ, nhưng có lúc họ trở nên lạnh lùng và khó chịu. Nếu bạn quen thuộc với tình huống này, có lẽ mối quan hệ của hai bạn đang bất ổn. Nửa kia có thể cảm thấy không vừa lòng và có vướng bận vẫn chưa thể nói ra, và họ không thể sắp xếp được cảm xúc của mình, vì vậy họ bắt đầu trút hết những khó chịu và bối rối lên đầu bạn. Bên cạnh đó, việc thay đổi cảm xúc liên tục có thể là dấu hiệu của một số vấn đề tâm lý như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu, vì vậy hãy nói chuyện với đối phương trước để xác định nguyên nhân thực sự.
Nửa kia cảm thấy không còn hứng thú với đụng chạm thể xác
Khi yêu, việc chúng ta thích được gần gũi hay đụng chạm thể xác là lẽ thường tình, nhưng nếu bạn và nửa kia từng rất mặn nồng, còn bây giờ bạn nhận thấy nửa kia không có hứng thú với những cái chạm, ôm hoặc hôn, thậm chí né tránh khi bạn thể hiện tình cảm, đó là một dấu hiệu đáng báo động. Dường như họ đang cố gắng giữ khoảng cách với bạn, và có dấu hiệu mất kết nối cảm xúc, nguyên nhân có thể do họ cảm thấy không hài lòng với mối quan hệ giữa hai người.
Cả hai liên tục tranh cãi mà không có lý do
Nếu nửa kia liên tục gây hấn vì những điều nhỏ nhặt, mà trước đây thậm chí họ chẳng để tâm, đó có thể là dấu hiệu chứng tỏ họ đang cảm thấy thất vọng với mối quan hệ. Đối phương có thể không biết cách thể hiện cảm xúc của họ, vì vậy tranh luận là cách duy nhất có để thể hiện sự cáu kỉnh và tức giận của họ. Một số người cũng không muốn mang gánh nặng là người bội bạc khi quay lưng trước, vì vậy họ có thể vô thức muốn biến nửa kia thành người khởi xướng cho cuộc chia tay.
Bạn cảm thấy mối quan hệ của mình mông lung, không có tương lai
Trong một mối quan hệ bền chặt, cả hai thường sẵn sàng chia sẻ sở thích, khám phá thế giới hoặc cùng nhau lên kế hoạch cho tương lai. Thỉnh thoảng mỗi người cũng sẽ dành thời gian cho cuộc sống của riêng mình, nhưng nếu cả hai dành thời gian quá nhiều cho cuộc sống riêng và thiếu kết nối cùng nhau, đó có thể là dấu hiệu một trong hai không muốn đầu tư vào mối quan hệ nữa. Muốn cho mối quan hệ phát triển cả hai cần xây dựng sự thân mật và tin tưởng.
Đối phương đồng ý với mọi điều bạn nói.
Thỏa hiệp là chìa khóa của một mối quan hệ hạnh phúc và lành mạnh, nhưng nếu bạn cảm thấy dường như người ấy luôn ‘gật đầu’ với mọi quan điểm của bạn, đó có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại. Ví dụ: nếu nửa kia từng dành cả ngày để tranh đấu và phản biện cho ý kiến của họ, nhưng giờ đây họ chỉ ậm ờ cho qua chuyện, có thể họ không còn quan tâm đến mối quan hệ với bạn nữa. Đồng thời, họ cũng bắt đầu có dấu hiệu thiếu chủ động hơn trong việc thể hiện tình cảm như: không còn những cử chỉ lãng mạn, những buổi hẹn hò hay những cuộc trò chuyện về tương lai…
Nửa kia bắt đầu dành nhiều thời gian cho các mối quan hệ xung quanh hơn
Hẹn hò cùng với nhóm bạn là cách hay để tăng gia vị cho tình yêu đôi lứa. Nhưng nếu sự có mặt của những người bạn khiến hai bạn hầu như không có thời gian riêng tư bên nhau, điều đó có thể cho thấy nửa kia bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với mối quan hệ với bạn. Dành thời gian riêng tư cho nhau là cách duy nhất để xây dựng kết nối cảm xúc mạnh mẽ, và có những cuộc trò chuyện nghiêm túc với nửa kia của bạn, và nếu họ bỏ lỡ điều đó, có lẽ bạn cũng nên suy nghĩ lại về mối quan hệ hiện tại.
Nửa kia không còn chú ý đến bạn
Có thể khi bắt đầu mối quan hệ yêu đương, đối phương luôn sẵn sàng làm bất cứ điều gì để hiểu bạn hơn và dành cho bạn tất cả thời gian và tâm trí của họ, nhưng dần dần, những cảm xúc và đam mê này có thể mất dần. Nhưng điều đó không có nghĩa là nửa kia coi bạn như ‘người vô hình’. Nếu bạn nhận thấy họ không còn muốn lắng nghe bạn, hoặc quên những dấu mốc quan trọng hoặc quên đi những kế hoạch cả hai đã hứa hẹn thực hiện cùng nhau, thì tâm trí của họ có lẽ đã không còn nơi bạn nữa.
Đối phương bỏ mặc các vấn đề giữa hai bạn
Nếu nửa kia liên tục khẳng định mọi thứ đều bình thường, và tất cả chỉ là do bạn tưởng tượng ra, nhưng bạn có thể cảm nhận được thái độ bực bội của họ khi nói chuyện với bạn, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy tình cảm của hai bạn đang gặp trục trặc. Nửa kia không sẵn sàng nói về cảm xúc của họ, vì vậy họ dễ dàng giả vờ như mọi thứ đều ổn và trốn tránh đối diện với các vấn đề giữa hai bạn. Nếu bạn đặt vấn đề nhiều lần nhưng đối phương vẫn chưa sẵn sàng để thảo luận, thì bạn có thể cho họ không gian riêng và tập trung vào cuộc sống của riêng bạn.