9 kiểu người đặc trưng nhất nơi công sở dựa trên phong cách làm việc

1. Người cầu toàn

Khám phá về các tuýp người nơi công sở giúp bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ để tăng năng suất, loại bỏ những thói quen gây ảnh hưởng xấu đến công việc.

Động lực:  Đạo đức và sự đúng đắn.

Lo sợ: Phạm sai lầm.

Nhìn bề ngoài, họ là những nhân viên văn phòng gọn gàng và ngăn nắp, nhưng không chỉ giới hạn ở sự hoàn hảo trong môi trường xung quanh. Những người làm việc theo định hướng chi tiết này sẽ phát huy khả năng của mình với một danh sách việc cần làm, yêu thích thói quen và khả năng chịu đựng công việc tẻ nhạt khiến họ trở thành người thích hợp với những nhiệm vụ khó khăn.

Vì luôn được tin tưởng, họ có rất ít kiên nhẫn với các thành viên trong nhóm nếu ai đó không tuân theo và suy nghĩ thẳng thắn sẽ khiến họ trở nên dễ ghét bỏ cũng như khó tha thứ cho người khác. Họ sẽ không chịu đựng được khi ai đó phá vỡ hoặc bẻ cong các quy tắc.

Nếu đó là chính mình, họ sẽ đấu tranh mạnh mẽ với bản thân và tự phê bình. Họ đòi hỏi cao cũng chỉ vì họ mong đợi ở đồng nghiệp những gì họ mong đợi ở bản thân, đó là cam kết không ngừng phát triển cá nhân và công ty.

Môi trường làm việc lý tưởng: Thưởng phạt phân minh, công bằng.

Mẹo tăng năng suất: Chỉ cần tốt là được.

Thói quen làm giảm năng suất cần chú ý: Trì hoãn cho đến khi hoàn hảo.

2. Người giúp đỡ

Được thúc đẩy khi: Được cần tới.

Lo sợ: Sự từ chối

Họ đôi khi được gọi là “mẹ” hoặc “cha” trong văn phòng vì tính cách ấm áp và xu hướng muốn biết những gì đang diễn ra trong cuộc sống cá nhân của mọi người. Họ là những người đồng nghiệp thích thú xem ảnh kỳ nghỉ của bạn, có thông tin về đời sống hôn nhân của ai đó và mang đồ ăn để chia sẻ với mọi người.

Giống như một người cha, người mẹ tốt, họ tìm hiểu rõ nhu cầu của đồng nghiệp và yêu cầu được giúp đỡ. Điều này khiến họ trở thành những nhà lãnh đạo quan tâm và chuyên viên dịch vụ khách hàng xuất sắc, nhưng cũng có thể cản trở hiệu quả. Họ thích môi trường văn phòng mở và làm việc nhóm, nhưng họ sẽ làm việc nhanh hơn nhiều mà không bị phân tâm bởi những câu chuyện xã giao kéo dài hàng giờ đồng hồ đó.

Môi trường làm việc lý tưởng: Sự chia sẻ giữa các cá nhân được coi trọng.

Mẹo tăng năng suất: Đặt ra giới hạn.

Thói quen giảm năng suất cần chú ý: Nói chuyện phiếm.

3. Người luôn phấn đấu thành công

Được thúc đẩy bởi: Sự thành công.

Nỗi sợ hãi: Bị coi là thất bại.

Họ là đồng đội mà mọi người đều muốn góp mặt trong giải đấu thể thao thường niên của công ty mà không nhất thiết vì năng khiếu thể thao của họ, mà vì họ luôn khao khát chiến thắng. Động lực chiến thắng này rất hữu ích ở các vị trí dựa trên hiệu suất như bán hàng và thu hút khách hàng vì họ có thể kết bạn với bất kỳ ai.

Trong một cuộc phỏng vấn, bạn sẽ bị ấn tượng bởi họ. Họ có cách biến những thất bại trong quá khứ trở thành sự thành công. Nhóm người này là một yếu tố tạo động lực cho bất kỳ tập thể nào, nhưng họ cũng có xu hướng chèn ép đồng nghiệp để nhận lấy kết quả tốt, vì vậy phân công trách nhiệm là chìa khóa quản lý họ.

Môi trường làm việc lý tưởng: Thành công được ghi nhận và khen thưởng.

Mẹo tăng năng suất: Ăn mừng chiến thắng.

Thói quen làm giảm năng suất cần chú ý: Làm việc quá nhiều.

4. Người theo chủ nghĩa cá nhân

Được thúc đẩy khi: Thể hiện ý tưởng độc đáo.

Sợ hãi: Sự bình thường.

Họ là những người có ý tưởng lớn nhờ khả năng sáng tạo hoặc khả năng nghệ thuật của họ. Họ thường bị hiểu nhầm là lập dị hoặc quá đa cảm, nhưng cách tiếp cận cuộc sống độc đáo của họ chính là động lực khiến họ trở nên hiệu quả.

Tính xác thực là điều tối quan trọng đối với họ và vì điều này, họ luôn nói bóng gió và đóng vai trò là “kẻ soi mói”. Họ rất thoải mái bày tỏ sự buồn bã, list nhạc trên Spotify của họ có thể tràn ngập những bản ballad. Họ không giống như những đồng nghiệp còn lại, điều đó khiến họ thở phào nhẹ nhõm.

Môi trường làm việc lý tưởng: Nơi họ có thể thể hiện cá tính riêng.

Mẹo tăng năng suất: Tạo các quy tắc để luôn đi đúng hướng.

Thói quen giảm năng suất cần chú ý: Bi kịch xung quanh.

5. Người suy nghĩ

Được thúc đẩy bởi: Kiến thức và năng lực.

Sợ hãi: Bị cho là ngu dốt.

Họ là những người đồng nghiệp không nói gì trong cuộc họp kéo dài một giờ và sau 1 - 2 ngày sẽ gửi một email dài dằng dặc với những suy nghĩ của họ vì họ khao khát được cung cấp thông tin. Họ không lên tiếng cho đến khi họ có cơ hội, thay vào đó, họ thích lắng nghe hơn là tham gia vào.

Thu thập thông tin là niềm đam mê của họ và việc đó khiến họ trở thành nguồn tài nguyên vô giá cho các công ty như một chuyên gia. Một văn phòng mở sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn năng lượng hạn chế của họ, họ cần không gian yên tĩnh và quyền tự chủ để học hỏi theo tốc độ của riêng họ. Họ không cần ngồi trong góc văn phòng mà khao khát sự độc lập.

Môi trường làm việc lý tưởng: Một mình, ít bị gián đoạn.

Mẹo tăng năng suất: Đặt giới hạn thời gian cho nghiên cứu.

Thói quen làm mất năng suất cần chú ý: Thích cô lập bản thân khỏi nhóm.

6. Người bảo vệ

Được thúc đẩy bởi: Bảo mật và hỗ trợ.

Nỗi sợ: Sự hỗn loạn (đồng thời cũng đổ lỗi cho điều đó).

Họ là những nhân viên trung thành nhất trong tất cả các kiểu nhân viên, đôi khi họ có thể chịu đựng được một người sếp khó tính nhiều hơn mức cho phép. Khi nhắc đến các cuộc họp, họ luôn chuẩn bị sẵn sàng.

Phong thái thường hóm hỉnh và đáng tin cậy của họ khiến họ được toàn thể nhân viên yêu mến, nhưng sự thiếu tự tin và những câu hỏi “nếu” của họ có thể làm chậm bước tiến của công ty. Họ sở hữu một khả năng kỳ lạ là phát hiện ra các tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong một thương vụ kinh doanh và các nhà lãnh đạo giỏi sẽ đủ kiên nhẫn để khai thác siêu năng lực này, thay vì khó chịu bởi cách nhìn có vẻ tiêu cực của họ.

Môi trường làm việc lý tưởng: Trách nhiệm rõ ràng và quyền hạn đáng tin cậy.

Mẹo thúc đẩy năng suất: Đặt giới hạn cho các câu hỏi "điều gì xảy ra nếu" của bạn.

Thói quen làm ảnh hưởng đến năng suất cần chú ý: Do dự.

7. Người đam mê

Được thúc đẩy bởi: Hạnh phúc.

Sợ hãi: Chán nản, cảm thấy bị mắc kẹt.

Họ làm bừng sáng cả căn phòng. Luôn theo đuổi niềm vui, họ là đồng nghiệp tận dụng hết thời gian trong kỳ nghỉ của mình. Họ mời nhân viên văn phòng đến dự một bữa tiệc theo chủ đề và hứng lên là sẽ chiêu đãi cả bàn bàn vào giờ khuyến mãi.

Danh tiếng và sự nhiệt tình của họ có thể đẩy nhanh các dự án và thúc đẩy tinh thần. Nhưng nếu phải phụ trách, đôi khi họ có thể khiến nhóm bị bỏ dở từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác, bỏ dở từng việc do sợ sẽ bỏ sót một mục nhỏ.

Môi trường làm việc lý tưởng: Linh hoạt và vui vẻ.

Mẹo tăng năng suất: Hoàn thành những gì đã bắt đầu.

Thói quen làm ảnh hưởng đến năng suất cần chú ý: Lựa chọn bốc đồng và lịch trình vô kỷ luật.

8. Người thích làm chủ

Được thúc đẩy bởi: Sự bảo vệ bản thân.

Sợ hãi: Bị kiểm soát.

Họ tổ chức các cuộc họp ngay cả khi họ không phải là quản lý. Động lực của họ thường xuất phát từ mong muốn giúp bảo vệ nhiệm vụ hoặc đồng nghiệp đang gặp khó khăn. Bản tính đưa ra quyết định nhanh chóng kết hợp với tính cách dày dạn của họ khiến họ gần như không phải lo lắng về những gì người khác nghĩ về lựa chọn của mình.

Đối với họ, xung đột không hề đáng sơ, họ dễ dàng phát hiện ra điểm yếu của người khác và là những nhà đàm phán tài ba. Để có được sự tôn trọng của họ, bạn cần phải giữ vững lập trường của mình và sẵn sàng đấu tranh từng bước một.

Môi trường làm việc lý tưởng: Rủi ro cao, tác động lớn.

Mẹo thúc đẩy năng suất: Ủy quyền và tin tưởng.

Thói quen làm mất năng suất cần chú ý: Làm chủ người xung quanh.

9. Người ôn hòa

Được thúc đẩy bởi: Sự ổn định và sự an tâm.

Sợ hãi: Xung đột.

Đối với họ, việc giữ hòa khí giúp kết nối với những người khác. Vì họ cố gắng làm theo những gì người khác nghĩ hoặc cảm thấy để không làm chao đảo con thuyền nên những người này có thể dễ dàng hòa hợp và hòa nhập tốt với nhiều loại văn hóa công sở. Để quản lý họ, cần tạo ra một không gian an toàn cho ý kiến của họ, phát triển các thói quen có thể dự đoán được.

Họ có khả năng nhìn ra tất cả các mặt của một vấn đề, điều này khiến họ trở thành trung gian ngoại giao cho các nhóm khác nhau. Mặc dù họ không muốn tham gia vào chuyện nội bộ văn phòng, nhưng thiếu bộc lộ cảm xúc có thể khiến họ trở nên thụ động khi không được kiểm soát. Vì vậy, thỉnh thoảng cần yêu cầu phản hồi trung thực của họ.

Môi trường làm việc lý tưởng: Có thể đoán trước với mức độ căng thẳng thấp.

Mẹo tăng năng suất: Ưu tiên các công việc nhẹ nhàng.

Thói quen làm giảm năng suất cần chú ý: Giữ lại ý kiến cho riêng mình.

Theo Success.com