Anh trai tặng quà vào ngày sinh nhật, Càn Long không cảm kích còn thẳng thừng: "Người đâu, bắt hắn lại"

Món quà sinh nhật tưởng chừng bình thường lại khơi mào cơn giận dữ của Càn Long, hé lộ nhiều điều đáng sợ ở chốn cung đình.

Càn Long vào thời điểm khi mới lên ngôi

Thời kỳ trị vì Càn Long lên ngôi hoàng đế khi mới 25 tuổi. Là con trai thứ tư và được Hoàng đế Ung Chính sủng ái , Càn Long kế vị vào năm 1735.

Vị thế của Càn Long khi mới nhận ngai vàng` chưa thực sự vững chắc. Vì vậy, ông đã thực hiện nhiều biện pháp để củng cố quyền lực, từ việc lấy lòng hoàng tộc đến ban hành các sắc lệnh ân xá. Việc sớm lập Thái tử cũng là một trong những bước đi chiến lược của ông. Tất cả những điều này đều nhằm đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng, mà đáng kể nhất chính là người anh trai Hoằng Tích.

Anh trai tặng quà vào ngày sinh nhật, Càn Long không cảm kích còn thẳng thừng:

Hoằng Tích, ông là con trai thứ hai của Dận Nhưng, ông hơn Càn Long 17 tuổi. (Ảnh: Sohu)

Hoằng Tích, ông là con trai thứ hai của Lý Mật Thân vương Dận Nhưng, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Lý Giai thị. Ông hơn Càn Long 17 tuổi. Sau khi Dận Nhưng qua đời, Hoằng Tích thừa kế tước vị của cha. Dận Nhưng từng là Thái tử do Khang Hy chỉ định, nhưng sau đó ngôi vị này được truyền cho Ung Chính. Mặc dù đã bị phế truất, Dận Nhưng vẫn có nhiều người ủng hộ. Vì vậy, khi Hoằng Tích kế thừa tước vị, ông cũng nhận được sự ủng hộ đáng kể từ những người này.

Ông được Khang Hy Đế rất yêu quý từ nhỏ và được cho phép vào cung nuôi nấng. Theo "Ái Tân Giác La Tông phổ", năm Khang Hy thứ 53 (1714), Sứ thần của Triều Tiên sau khi về nước đã truyền đạt lại ý chỉ của Khang Hy Đế "Hoàng trưởng tôn Hoằng Tích là người hiền đức, (trẫm) bị làm khó trong việc phế lập (Thái tử) Dận Nhưng"; hoặc năm Khang Hy thứ 56 (1717), cũng truyền đạt ý chỉ của Khang Hy "Hoằng Tích thậm hiền, cố bất nhẫn lập tha tử, nhi thượng nhĩ biếm xử Dận Nhưng hĩ."

Anh trai tặng quà vào ngày sinh nhật, Càn Long không cảm kích còn thẳng thừng:

Hoằng Tích được Khang Hy Đế rất yêu quý từ nhỏ và được cho phép vào cung nuôi nấng. (Ảnh: Sohu)

Năm thứ 61 (1722), Khang Hy Đế băng hà, để lại di chiếu phong ông làm Hòa Thạc Thân vương. Ung Chính Đế đăng cơ, ngày 11 tháng 12 (âm lịch), tức ngày 17 tháng 1 (dương lịch) năm 1723, tuân theo di chiếu mà phong ông làm Đa La Lý Quận vương.

Sau khi Càn Long lên ngôi, những người ủng hộ Hoằng Tích đã âm thầm tìm cách đưa ông lên ngôi báu. Âm mưu này đã bị Càn Long phát hiện từ trong trứng nước. Mọi chuyện bắt đầu từ món quà sinh nhật mà Hoằng Tích tặng cho Càn Long.

Món quà sinh nhật của anh trai tặng cho Càn Long

Năm Càn Long thứ tư, vào dịp sinh nhật của hoàng đế, như thường lệ, các quan lại đều dâng lên những món quà. Hoằng Tích cũng không ngoại lệ, ông đã tặng Càn Long một chiếc kiệu màu vàng. Chính món quà này đã khiến Càn Long nổi trận lôi đình. Ông quát lớn: "Ngươi tặng ta thứ gì cũng được, sao lại tặng kiệu màu vàng? Hay là ngươi định giữ lại cho mình dùng? Người đâu, bắt tên phản nghịch này lại!". Câu nói này khiến mọi người đều kinh hãi.

Anh trai tặng quà vào ngày sinh nhật, Càn Long không cảm kích còn thẳng thừng:

Hoằng Tích đã tặng Càn Long một chiếc kiệu màu vàng nhưng lại khiến Càn Long nổi trận lôi đình. (Ảnh: Sohu)

Tại sao Càn Long lại có phản ứng này?

Thực chất, món quà này không có gì đáng nói. Tuy nhiên, Càn Long đã tỏ ra nhạy cảm bởi vì ông đã biết trước về những âm mưu của Hoằng Tích và phe cánh. Họ đang bí mật lên kế hoạch soán ngôi. Món quà chỉ là giọt nước tràn ly. Càn Long đã điều tra và phát hiện ra Hoằng Tích đã thiết lập cả một hệ thống "Nội vụ phủ" trong phủ đệ của mình, tương tự như cơ cấu trong cung, điều này mang tính chất mưu phản. Hơn nữa, Hoằng Tích lại là con trai của vị Thái tử bị phế truất, khiến Càn Long càng thêm nghi ngờ ý đồ của ông ta. Món quà sinh nhật đã trở thành cái cớ hoàn hảo để Càn Long trừng phạt Hoằng Tích.

Dựa vào những tội danh này, Càn Long đã tước bỏ tước vị của Hoằng Tích, giam cầm ông và trừng phạt những kẻ đồng lõa.

Anh trai tặng quà vào ngày sinh nhật, Càn Long không cảm kích còn thẳng thừng:

Càn Long đã tước bỏ tước vị của Hoằng Tích, giam cầm ông và trừng phạt những kẻ đồng lõa. (Ảnh: Sohu)

Theo "Đại thanh cao tông thuần hoàng đế thật lục" thì năm Càn Long thứ 4 (1739), ngày 16 tháng 10 (âm lịch), Càn Long Đế chỉ dụ chỉ trích Hoằng Tích "hành tung không hợp, nóng nảy quái đản, với trẫm trước không hề kính cẩn chi ý, nịnh nọt Trang Thân vương, tự cho là Trưởng tử của Phế Thái tử, rắp tâm không thể hỏi...".

Sau đó ông bị giam vào Tông Nhân phủ, rồi cách tước Thân vương. Tước vị Lý Quận vương sẽ do em trai thứ 10 là Hoằng Quế kế tục. Cùng năm đó, tháng 12 (âm lịch), Càn Long Đế tức giận hạ chỉ vĩnh viễn giam cầm ông ở Cảnh Sơn, đổi tên ông thành "Tứ thập lục". Năm thứ 7 (1742), ông qua đời khi đang bị giam giữ, thọ 49 tuổi. Năm thứ 43 (1778), tháng giêng, Càn Long Đế hạ lệnh khôi phục nguyên danh cho Dận Tự, Dận Đường và ông, được trở về Hoàng thất, nhưng tước vị thì không được phục hồi.

Càn Long đã dùng nhiều cách để củng cố địa vị của mình. Một mặt, ông thi hành chính sách nhân từ để lấy lòng dân. Mặt khác, ông âm thầm loại bỏ những mối đe dọa tiềm tàng. Cuối cùng, ông đã thành công trong việc ổn định vương triều, trở thành một vị minh quân được hậu thế tôn kính.

 (Tổng hợp)