Vương Ánh sinh ra trong một gia đình khá gia trưởng. Gia đình cô không giàu có nhưng rất sợ con trai mình thua kém nhà người ta. Ngay từ nhỏ, cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi, trong nhà cha mẹ lúc nào cũng coi em trai cô là số 1. Năm 6 tuổi, cô được gửi sang nhà họ hàng sống. Nghĩ gia đình khó khăn nên cô đành phải xa cha mẹ, cô hy vọng rằng sau một thời gian mọi chuyện có thể tiến triển tốt đẹp hơn.
Năm cô 14 tuổi, cô được cha mẹ đón về nhà, cô ngây thơ nghĩ rằng cuối cùng mình đã có thể ở gần cha mẹ. Thế nhưng thực tế, cha mẹ cô luôn trọng nam khinh nữ. Lúc ở nhà, cô chẳng khác gì một con ở. Cô nhiều lần tự hỏi, cùng là con mà sao cha mẹ lại đối xử khác biệt như vậy. Chẳng ai giải đáp thắc mắc này và cô vẫn không thể chối bỏ được họ là gia đình ruột thịt của mình.
Sống trong hoàn cảnh như vậy, cô âm thầm làm việc và nỗ lực mỗi ngày với hy vọng sẽ sớm thoát khỏi chốn làng quê này. Sau một thời gian dài, cô từng bước thăng tiến, từ vị trí nhân viên, tổ trưởng trở thành quản lý. Nhờ vào những nỗ lực của bản thân, cô đã gặp được một người đàn ông xuất sắc. Người đàn ông này không chỉ yêu thương, thấu hiểu cô mà còn rất giàu có. Có thể nói rằng, cuộc sống của cô chính thức được lật sang trang mới sau khi kết hôn.
Trong khi mọi người không ngừng ngưỡng mộ cuộc sống của cô, có chồng giỏi, công việc tốt, họ chẳng biết rằng, ngày cô về nhà chồng, cha mẹ cô đã lấy sạch tiền của con gái mình. Trước khi kết hôn, 50% tiền lương hằng tháng cha mẹ cô nói rằng sẽ giữ giúp cô. Hơn nữa, cha mẹ và em trai thường xuyên xin tiền cô. Mặc dù cô ở trọ cách xa nhà nhưng nếu không nghe lời thì họ sẽ gọi điện mỗi ngày, gây ra nhiều rắc rối khiến bao lần cô gặp trở ngại trong công việc.
Mặc dù họ nói giữ tiền giúp cô nhưng đám cưới họ không trả tiền lại mà còn bắt bên phía nhà chồng cô đứng ra lo liệu tất cả mọi thứ. Nhiều lúc cô cảm thấy gia đình mình như một cái máy hút tiền hay xem cô là cái mỏ tiền không đáy mà cứ đào mỗi ngày. Càng nghĩ càng thấy chán, vì thế cô quyết định toàn bộ số tiền trước khi kết hôn coi như cô cho cha mẹ dưỡng già.
Ngay khi nói mình không muốn chu cấp cho gia đình nữa, cha mẹ cô liền nói em trai cô sắp kết hôn. Cô bản thân là chị gái thì phải có nghĩa vụ giúp đỡ em mình phần nào. Vì vậy, cô đã chuẩn bị 300 triệu đồng để làm quà cưới. Thế nhưng em trai cô, không những không cám ơn mà còn dám mở miệng xin 3 tỷ. Em trai cô nói: “Chị ơi, anh rể giàu đến thế cơ mà, em xin có 3 tỷ thì nhằm nhò gì. Chị cho em nốt lần này, em sẽ không xin thêm bất kỳ điều gì nữa”.
Nghe những lời phát ra từ em trai mình, cô cảm thấy rất sốc. Cô kiên quyết không đáp ứng yêu cầu vô lý của em trai và thẳng thừng nói: “Chuyện đó không bao giờ xảy ra đâu”. Câu nói của cô khiến người em rất xấu hổ và tức giận. Cậu ta không không ngừng buông ra những lời nói lăng mạ, cực kỳ khó nghe với chị gái: “Nếu không đủ 3 tỷ thì chị đừng có tới lễ cưới của tôi”.
Nghe những lời nói này, nước mắt cô không ngừng rơi. Cô khóc vì những lời trách móc của em trai mình nhưng bản thân cảm thấy suốt bao nhiêu năm trời hy sinh vì gia đình, giúp đỡ chuyện tiền bạc nhiều đến vậy mà cuối cùng những gì nhận được là thế này đây. Khi chồng cô biết chuyện, anh không cho vợ mình tới tham dự lễ cưới và cô cũng không cho em trai mình 300 triệu.