Các fan hẳn cảm thấy "chóng mặt" với loạt "phake" Hàn Quốc của manga huyền thoại "Nữ hoàng Ai Cập" với những cái tựa "na ná" như "Cô gái trên sông Nile", "Nữ thần sông Nile", "Cô gái sông Nile"...
- Bộ tranh về những khoảnh khắc ấm áp của tình mẫu tử chạm vào mọi trái tim
- Những "sinh vật huyền bí" xuất hiện ngoài đời thực khiến cư dân mạng ngỡ ngàng
- Bộ sưu tập những thiết kế khó hiểu nhất mọi thời đại, nhìn thôi đã muốn vác ví chạy rồi
Đến thời điểm hiện tại, cộng đồng fan bộ manga huyền thoại "Nữ hoàng Ai Cập" ở Hàn Quốc vẫn đang gánh chịu những hậu quả từ việc sao chép, đạo nhái manga bừa bãi vào thập niên 1980 khi các đơn vị xuất bản tham lam ở xứ sở kim chi đã phát hành hàng loạt bộ truyện "phake" tác phẩm của họa sĩ Hosokawa Chieko. Đặc biệt, "Nữ hoàng Ai Cập" đã bị một nữ họa sĩ Hàn Quốc tên Yoo Hye Jung đạo nhái với tốc độ chóng mặt với loạt phiên bản "phake" như "Cô gái trên sông Nile" (1980), "Nữ thần sông Nile" (1981), "River Nile Forever" (1982) và "Cô gái sông Nile" (1992).
Trong những bộ truyện "phake" nói trên, bìa sách giống hệt nguyên tác nhưng nội dung của bộ truyện đã bị cải biên, thay đổi hoàn toàn và ban biên tập còn thêm nhiều nhân vật phụ nhằm “câu khách”. Thậm chí để đáp ứng nhu cầu của độc giả, NXB còn “hồn nhiên” tự chế kết thúc cho manga "Nữ hoàng Ai Cập" bằng cách xuất bản 2 cuốn tiểu thuyết mang tựa đề "Tình yêu nảy nở trên sông Nile" mà không có sự đồng ý của họa sĩ Hosokawa Chieko. Bên cạnh đó, có không ít "tân binh" ở ngành xuất bản Hàn Quốc đã sao chép ý tưởng lẫn thiết kế của manga "Nữ hoàng Ai Cập" để vẽ thành truyện ngắn của họ.
Về phần tác giả của manga huyền thoại, nữ họa sĩ và em gái của bà rất bức xúc khi biết manga "Nữ hoàng Ai Cập" đã bị phát hành lậu ở Hàn Quốc và Đài Loan một cách tràn lan, thậm chí bìa sách lậu còn xuất hiện trên sóng truyền hình. Do đó, họ đã quyết định không bán bản quyền manga này cho 2 đối tác trên.
Tới năm 2011, một số đơn vị xuất bản đã thuyết phục được họa sĩ Hosokawa Chieko bán bản quyền và mở ra tương lai đầy triển vọng cho fan. Ở Đài Loan, việc mua bản quyền manga "Nữ hoàng Ai Cập" đã thành công.
Ngược lại, người hâm mộ Hàn Quốc đã không gặp may khi NXB cũ đã phát hành dở dang ở tập thứ 25 (phiên bản deluxe) vào năm 2016 và hiện vẫn chưa có kế hoạch xuất bản tập mới. Trong khi đó, một đơn vị khác là NXB Haksan đã mua bản quyền ebook của "Nữ hoàng Ai Cập" và đã bắt đầu phát hành các tập đầu tiên trên hệ thống sách điện tử năm 2020.
Tại Việt Nam, nhắc đến manga "Nữ hoàng Ai Cập" thì hầu như fan lâu năm nào cũng phải công nhận đây là tác phẩm huyền thoại, là một phần ký ức tuổi thơ không thể nào quên. Và tất nhiên truyện phát hành ở Việt Nam không giống ở Hàn Quốc hay Đài Loan khi được giữ nguyên tựa "Nữ hoàng Ai Cập" cũng như nội dung gốc dịch ra tiếng Việt chứ không có những phiên bản "Cô gái sông Nile" hay "Nữ thần sông Nile" nào.
Theo Maybe You Can't Stop Reading It
Ngán ngẩm manga Nhật bị đạo nhái từ Thái đến Hàn Mới đây, tờ tạp chí của NXB Shu Cream (Nhật Bản) đã thông báo việc một họa sĩ tự do Thái Lan tên Fongnam đã nhái các bức tranh của Sakura Sawa, tác giả manga "Momo to Manji". Fongnam đã đạo hình ảnh của serie "Junshin", "Hisashikarazu" đang ra mắt trên tạp chí để in sách rồi bán kiếm lời... Xem thêm tại đây! |
MỤC LỤC [Hiện]