Một kiến trúc sư người Nhật đã chia sẻ lên diễn đàn Twitter hình ảnh của dân văn phòng Việt Nam trong giờ nghỉ trưa với dòng cap hết sức dí dỏm.
Người Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến với tính cách rất cởi mở và thân thiện vì thế trong môi trường làm việc họ rất thoải mái với nhau, thậm chí có thể coi là "người trong một nhà". Điều này đã làm cho những người bạn quốc tế làm việc và sinh sống tại Việt Nam tỏ ra khá bất ngờ và thú vị.
Mới đây một kĩ sư Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã đăng dòng tweet dí dỏm cùng bức ảnh chụp nhân viên văn phòng trong giờ ngủ trưa.
Trong bức ảnh được anh chàng này đăng tải, mọi người trong văn phòng đều cởi giày, nằm xuống đất nghỉ ngơi, thậm chí có người còn mang cả chiếu cói. Đặc biệt là mọi người đều chui xuống gầm bàn. Một khung cảnh được chính chủ miêu tả trên dòng caption: "Thoạt nhìn khung cảnh này chỉ giống bênh viện dã chiến hay nhà xác". Có vẻ anh kiến trúc sư ban đầu rất ngạc nhiện nhưng sau một thời gian anh đã dần quen với văn hóa đặc biệt này.
Dưới bài tweet anh còn chia sẻ thêm "Thật là thú vị, đây là một kĩ năng sống khôn ngoan" và kèm theo một số bình luận từ netizen Nhật
“Wow… Tôi thực sự muốn được như họ đấy!”
“Văn hóa ngủ trưa tuyệt vời quá!”
“Ngủ trưa phải như thế này này! Buổi chiều thức dậy họ sẽ làm việc hiệu quả hơn.”
Đa số dân văn phòng ở Nhật đều bày tỏ sự thích thú cũng như ghen tị với văn hóa ngủ trưa độc đáo này. Bởi trong văn hóa Nhật Bản, mọi người thường coi ngủ trưa là hành vi đại diện cho sự lười biếng và lòng tự trọng của họ không cho phép họ có một phút giây nghỉ ngơi nào trong môi trường cạnh tranh như vậy.
Thay vì ngủ trưa họ dành thời gian đó để hoàn thành công việc, vừa ăn vừa làm để tránh việc bị người khác đánh giá thấp về năng lực của mình. Cố gắng và nỗ lực là mọi thứ họ có thể "hy sinh" để có được sự tự tôn cho bản thân và sự kính trọng của đồng nghiệp.
Vài năm trở lại đây, do ý thức được về tác hại của vấn đề làm việc quên giờ giấc, nhân viên văn phòng Nhật đã được khuyến khích ngủ trưa trong giờ nghỉ. Tuy nhiên với thói quen và tâm lý sợ bị đánh giá thấp (đặc biệt là với những nhân viên mới vào làm) thì việc này vẫn khá khó khăn với nhiều người.
May ra họ cũng chỉ dám gục đầu xuống bàn hay tựa vào ghế mà nghỉ ngơi.
So sánh hai khung cảnh của dân văn phòng với nhau chúng ta cũng thấy sự khác biệt rõ rệt, dân công sở Việt Nam thoải mái bao nhiêu thì Nhật Bản gồng mình bấy nhiêu. Họ cảm thấy ghen tị với mình cũng là điều dễ hiểu.