Có 1 nghề trên sân golf: tiếp xúc giới thượng lưu nhưng chẳng hề "sung sướng"

Nghề caddy trên sân golf: "Làm dâu trăm họ" lại chịu nhiều tai tiếng.

Thời gian gần đây, bộ môn golf ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là các mỹ nhân trong giới giải trí. Nhắc đến bộ môn thể thao đắt đỏ của giới thượng lưu này, ai cũng có thể thấy được độ giàu có, chịu chơi của người tham gia. Đương nhiên, mọi người cũng sẽ nghĩ, người kiếm tiền từ golf như caddy cũng có khoản thu nhập không hề nhỏ. Thế nhưng, câu chuyện thực sự đằng sau của những caddy khiến chúng ta bất ngờ. 

Caddy - những người lúc nào cũng trùm kín: áo dài tay, mũ, nón,... theo sau hỗ trợ golfer suốt một lần giải trí của người chơi. Bên cạnh những hình ảnh thường thấy như: cầm dù che nắng, phục vụ nước uống,...thì các nàng caddy còn có nhiệm vụ kéo theo bộ gậy có độ từ 12 - 15 kg xuyên suốt quá trình lên sân của khách. Chính vậy nghề caddy đòi hỏi các cô gái phải có sức khoẻ dẻo dai, bền bỉ.

Không chỉ làm việc chân tay, người làm caddy cần trau dồi để có thêm kiến thức, hiểu biết về golf: sửa điểm phát bóng để khách thuận lợi khi chơi, lau chùi bóng và gậy khi cần thiết, theo dõi đường bóng, ghi điểm và đánh dấu khi cần thiết,...đảm bảo theo sát để hỗ trợ người chơi khi cần thiết. Ở trình độ cao hơn nữa, caddy cần phải có khả năng giao tiếp Tiếng Anh để sẵn sàng phục vụ những người nước ngoài.  

Đấy là công việc những lúc có khách. Vậy khi không có người chơi, họ sẽ được "ngồi chơi xơi nước"? Không! Họ còn phải thực hiện các công việc như: tưới hoa, làm cỏ,...

Chị Nga - một người đã gắn bó nhiều năm với nghề caddy chia sẻ cùng Dân Trí: "Công việc của caddy không chỉ là mang túi gậy đi theo các đại gia chơi golf hay chỉ nhặt bóng như nhiều người vẫn tưởng. Caddy mới vào nghề phải học thuộc địa hình sân, đoán hướng gió, tính khoảng cách từ bóng đến lỗ cờ,...để đưa ra những lời khuyên hữu ích cho người chơi. Caddy còn là người điều chỉnh tư thế đúng cho người chơi golf, tư vấn cho khách mỗi loại gậy phù hợp khi phát bóng".

Làm nghề dịch vụ, họ thường xuyên phải đối diện với những tình huống khách nóng giận. Đương nhiên, họ phải là người lắng nghe mọi sự khó chịu của khách. 

"Có những ông khách nhìn thấy tên trên túi gậy là ai cũng lắc đầu. Vì họ nổi tiếng trong việc chửi caddy: Đánh hỏng một gậy hay thua cả trận thì caddy chính là nơi để họ trút giận và đổ lỗi. Vì thế mỗi ngày chúng tôi đều hồi hộp không biết vị khách cuta mình sẽ ra sao. Nhưng vì khách hàng là thượng đế nên mặc dù bị khách quát mắng vô cớ cũng phải nhẫn nhục chịu đựng, nhận phần sai về mình", anh Thế Bảo, một caddy thổ lộ.

Caddy cũng là nghề đòi hỏi ngoại hình, độ tuổi thích hợp để làm caddy là 18 - 25 tuổi. Và do đặc thù công việc tiếp xúc nhiều với giới nhiều tiền sang chảnh, nên nhiều cô gái chọn nghề caddy thường bị vô cớ gắn mác đang có ý định "săn đại gia". Định kiến này đã làm ảnh hưởng không ít tới tâm lý chung của những người làm caddy.

"Câu chuyện về nghề thì có nhiều, vui có, buồn có. Có những chuyện golfer thích gái trẻ và thường xuyên rủ caddy đi chơi. Golfer giàu có, nhiều tiền thật, nhưng mình không thể vì đồng tiền mà đánh mất bản thân". Bạn H.T.H chia sẻ. H còn cho biết thêm: "Làm gì có chuyện cua được đại gia, nhiều vị khách thấy caddy xinh đẹp thì trêu đùa, chứ chúng tôi không phải là đối tượng của họ". 

Vất vả là thế nhưng lương caddy không hề cao như lời đồn đại. Được biết, mức thu nhập bình quân của một caddy từ 12 - 15 triệu/tháng. Có những sân golf lương cơ bản của caddy chỉ nằm trong khoảng 2 - 3 triệu/tháng, thu nhập chính đến từ tiền tip của khách. 

Thông Soái Ca "học đòi" đi đánh golf để tìm "em nương tựa", chuẩn bị "chia tay" Mẹc để tậu G63?

Người chơi hệ "tóp tóp" gần đây chắc hẳn đã quen với cái tên Thông Soái Ca. TikToker này xuất hiện như một hiện tượng mạng lạ với các video giật đùng đùng và câu nói hot trend "Những thằng khác ngại tán em, tại ngán anh". Hiện tại Thông Soái Ca đã có gần 1,3 triệu follow và nhiều video triệu tim khác.

Xem chi tiết tại đây