Đề thi Toán đại học ở Trung Quốc 22 câu trong 120 phút, không dùng máy tính được netizen nhận xét là "không quá dễ cũng không quá khó". Nhiều bạn trẻ còn cho rằng việc không cho dùng máy tính lại là điều hay.
-
18 mẹo vặt trông ngớ ngẩn và cục súc nhưng hiệu quả thì cao không ngờ
-
Những món hàng "ối dồi ôi" nhất thế giới bạn có thể mua được từ trên Internet
-
Những khoảnh khắc "tình bể bình" của cặp Sonoko và Makoto "Thám tử lừng danh Conan"
Mới đây, một diễn đàn MXH đã chia sẻ đề thi Toán của kỳ thi tuyển sinh đại học tại Trung Quốc năm 2021 đã được dịch sang tiếng Việt thu hút nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đề thi có thời gian làm bài 120 phút, cấu trúc đề đề thi gồm 4 trang, 22 câu, tổng 150 điểm.
Đề thi chia làm 4 phần, phần I gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu 5 điểm và chỉ có 1 đáp án đúng cho mỗi câu hỏi. Phần II có 4 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu 5 điểm, có nhiều đáp án đúng cho 1 câu hỏi. Chọn đúng toàn bộ được 5 điểm, chọn đúng 1 phần 2 điểm. Phần III yêu cầu điền vào chỗ trống với 4 câu, mỗi câu 5 điểm. Phần IV là Tự luận với 6 câu, tổng điểm là 70 điểm.
Một điểm đặc biệt khác với ở Việt Nam là thí sinh Trung Quốc không được mang máy tính cầm tay khi làm bài thi môn Toán. Nhiều cư dân mạng sau khi xem xong đề thi thì cho rằng đây không phải là đề thi khó.
Tài khoản T.T. nhận định: "Đề này không quá dễ nhưng cũng không tới nỗi quá khó, nội dug 3 năm c3 đều được đưa vào từ cơ bản đến nâng cao, và nếu ở VN bạn được ôn luyện tốt thì thấy đề này khá bình thường. Mmn bảo không xài máy tính đâm ra đề này khó các thứ..., đó là do mn người từ c2 đã xài máy tính cầm tay quá nhiều nên bị phụ thuộc vào nó, thật ra nó là công cụ nên mình sử dụng nó là điều dễ hiểu, và mình cũng khuyến khích xài. Nhưng số liệu đề này chưa tới mức trên trời dưới đất, ngoài ra theo kinh nghiệm của mình thì đa phần bài toán khi giải sẽ ra một hàm rút gọn khá dễ tính, nên việc không cho xài máy tính bên Trung sẽ giúp các học sinh gia tăng khả năng tính nhẩm tốt thôi".
Tài khoản L.K. chia sẻ: "Ở Hàn cũng không cho mang máy tính cầm tay. Thậm chí học sinh đa số chả biết máy tính cầm tay như thế nào. Hôm nào mình có thời gian sẽ cố gắng dịch đề bên đấy ạ".
Tài khoản T.N. cũng góp ý: "Thấy làm đề thi để không cho đem máy tính rồi vừa có cả trắc nghiệm với tự luận như này lại hay ấy. Đề không quá khó, quá nâng cao mà vẫn phân lớp học sinh được. Trong khi trắc nghiệm bên mình chỉ cần biết bấm máy tính là điểm trung bình hết r".
Tài khoản P.Í.T. nhận xét: "Nhìn đề này thật sự toàn vẹn đạt được 2 yếu tố phân hoá, bao hàm tổng quan kiến thức . Đề thiên về tư duy nhiều hơn là đánh đố tính toán. Cá nhân mình cực thích đề như này, tự luận thì rèn luyện kỹ năng tư duy logic, khoa học, trắc nghiệm thì kích thích sáng tạo,mẹo, cũng như kỹ năng vận dụng, ứng biến ( thử đáp số chẳng hạn, nhiều bạn chắc cũng dùng suốt) . Với đề này thì tha hồ sáng tạo để tìm ra hướng giải...".
Tài khoản N.T.T.H. thì nêu một vấn đề: "Thôi đi các ông các bà. Tôi thi đh năm 2014. Đề nhìn qua thì ok không khó hoàn toàn nhưng cái quan trọng là 22 câu làm 150p câu nào cũng phải ngồi tính tay cộng trừ nhân chia các thứ vì ko được mang máy tính. Chủ yếu là thời gian để hoàn thành kìa. Vn mình thời 2014 t thi toán vẫn 180p nhé 9,10 câu gì đấy. Tóm lại là không phải thi thì nói gì cũng hay"...
Có câu "dễ mình dễ ta, khó mình khó ta", dù yêu cầu đề thi thế nào thì việc của thí sinh là không được thua kém các đối thủ trong cuộc đua vào trường đại học. Dù sao thì mỗi nước cũng có mỗi khác và học sinh được rèn luyện theo yêu của kỳ thi của mỗi quốc gia./.
Đề thi Văn 10 trang, 23 câu của Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2021 gây choáng Mới đây, cộng đồng một diễn đàn MXH xôn xao trước một bài đăng giới thiệu đề thi đại học môn Ngữ văn của Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 2021. Đề thi gồm 10 trang, 23 câu, tổng 150 điểm với thời gian làm bài chỉ 150 phút. Đề thi chia làm 5 phần. Trong số 23 câu thì 6 câu đầu là trắc nghiệm, trong đó câu trắc nghiệm 1 và 2... Xem thêm tại đây! |
MỤC LỤC [Hiện]