Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".
Trường đại học "tốp trên", "tốp giữa" và "tốp dưới" là cách gọi để dễ phân biệt về mức điểm chuẩn hàng năm của các trường. Đây không phải là thứ hạng cố định nhưng kinh nghiệm cho thấy, điểm chuẩn của các trường không có nhiều biến động.
Tốp trên là những trường "con nhà người ta" hầu như ai cũng biết đến như ĐH Ngoại thương, ĐH Y Hà Nội, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngoại giao, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa Hà Nội...
Không ít bạn vì học lực của mình mà không dám điền những trường này vào nguyện vọng, nhiều bạn khác vì đam mê mà học lực cũng chưa xuất sắc thì đôi khi cũng "liều" và chắc chắn phải để mấy trường này vào nguyện vọng 1. Thế là hàng năm tốp trường này đón nhận không ít nguyện vọng 1 "tạch", đó là lúc phải tính tới "tốp giữa".
Tốp giữa là những trường có mức điểm chuẩn thấp hơn tốp trên theo thống kê hàng năm như ĐH Thương mại, ĐH Công đoàn, ĐH Công nghiệp, ĐH Điện lực, ĐH Thái Nguyên...
Điểm chuẩn ĐH Thái Nguyên năm 2019.
Ví dụ, nếu bạn chọn khối A và muốn học ở TP HCM thì trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm là một gợi ý cho bạn. Trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp độ với các nhóm ngành kỹ thuật có thế mạnh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm. Hàng năm, trường đại học này có mức điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 15 - 17 điểm. Năm 2019, ngành Công nghệ sinh học 15,5 điểm; Công nghệ thực phẩm 16 điểm; Công nghệ kỹ thuật hóa học 15 điểm...
Bên cạnh đó có thể kể ra hàng loạt lựa cái tên khá vừa sức cho lựa chọn khối A như ĐH Thương mại, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Giao thông Vận tải...
Điểm chuẩn ĐH Thương mại năm 2019.
Khối B sau những tốp trên y dược thì sĩ tử có thể quan tâm nhiều cái tên tốp giữa như Học viện Nông nghiệp. Rất nhiều ngành của trường tuyển sinh khối B như Bảo vệ thực vật, Khoa học cây dược liệu, Chăn nuôi, Nông nghiệp đô thị... Năm 2019, điểm chuẩn của trường dao động từ 17,5 - 20 điểm.
Khối B cũng có rất nhiều lựa chọn khác như ĐH Lâm nghiệp, ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Nông Lâm TP HCM, ĐH Công nghiệp TP HCM...
Ở khố C thì trường Đại học Lao động - Xã hội là một trong số những trường đại học có điểm chuẩn vừa phải, khoảng từ 14 - 16 điểm. Nhiều lựa chọn khác ở những cái tên như ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Sư phạm TP HCM...
Điểm chuẩn ĐH Sư phạm Hà Nội 2 năm 2019.
Khối D có rất nhiều ngành nghề để các sĩ tử lựa chọn. Với mức điểm dưới 20, thí sinh vẫn có khả năng trúng tuyển vào nhiều trường đại học trên cả nước như ĐH Kinh tế TP HCM với các ngành Quản trị chất lượng, Quản trị khởi nghiệp (khoảng 18 điểm); chuyên ngành Kinh tế học ứng dụng, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp... Các trường tốp giữa khối D cũng khá đa dạng như ĐH Công đoàn, ĐH Văn hóa Hà Nội, Viện ĐH Mở...
Điểm chuẩn trúng tuyển ĐH Luật TP HCM năm 2019.
Năm 2020, Bộ GD&ĐT quy định thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển theo 2 phương thức: Điều chỉnh trực tuyến hoặc bằng Phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Một điểm đặc biệt mà các thí sinh cần lưu ý là mỗi bạn chỉ được điều chỉnh đăng ký xét tuyển 1 lần trong thời gian quy định và chỉ được sử dụng 1 trong 2 phương thức trên.
Năm 2020, thí sinh có 2 cách thức điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. (Ảnh minh họa)
Theo Bộ GD&ĐT, thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến dự kiến là từ ngày 19/9 - 17h ngày 25/9; phương thức điều chỉnh nguyện vọng bằng Phiếu điều chỉnh NV đăng ký xét tuyển sẽ dài hơn 2 ngày, dự kiến từ ngày 19/9 đến 17h ngày 27/9./.