Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88: Những gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Giáo hoàng Francis - vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ Latinh, biểu tượng của sự khiêm nhường và cải cách - đã từ trần ở tuổi 88, khép lại hơn một thập kỷ lãnh đạo đầy dấu ấn của Giáo hội Công giáo giữa thời đại nhiều biến động.

Giáo hoàng Francis, vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo Rôma đã qua đời vào ngày 21/4 ở tuổi 88, khép lại hơn một thập kỷ trị vì với dấu ấn về sự giản dị, tâm huyết và những cải cách. Là lãnh đạo tinh thần của hơn 1,4 tỷ tín hữu trên toàn cầu, sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương sâu sắc trong cộng đồng Công giáo và toàn thế giới.

Những ngày cuối đời của Giáo hoàng Francis

Trước khi qua đời, Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trong lễ Phục Sinh ngày 20/4 cũng như có một cuộc gặp ngắn với Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance.

Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88: Những gì sẽ xảy ra tiếp theo?- Ảnh 1.

Giáo hoàng Francis (Ảnh: AFP)

Dù đã chống chọi với bệnh viêm phổi kép trong nhiều tuần, nhưng sức khỏe của ông vẫn không thể hồi phục. Theo thông báo từ Vatican, ông từng hai lần bị suy hô hấp cấp tính vào ngày 3/3, phải thở máy không xâm lấn từ ngày 14/2 và nằm viện hơn hai tuần trước khi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ngay sau khi tin buồn được công bố, các nghi lễ truyền thống tại Vatican chính thức bắt đầu. Hồng y Kevin Joseph Farrell, 77 tuổi là người sẽ đảm nhiệm giám sát các bước chuẩn bị ban đầu.

Chín ngày quốc tang

Vatican sẽ tuyên bố thời gian quốc tang kéo dài chín ngày. Trong khoảng thời gian này, nhiều buổi lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức. Chính phủ Ý cũng có thể tuyên bố ngày quốc tang riêng để tưởng niệm sự ra đi của Giáo hoàng Francis.

Lễ tang Giáo hoàng Francis dự kiến sẽ được tổ chức trong vòng 4–6 ngày sau khi ông qua đời.

Thi hài của Giáo hoàng có thể được đặt trong quan tài gỗ lót lớp kẽm duy nhất – thay vì ba lớp quan tài truyền thống thể hiện sự giản dị, đúng với nguyện vọng cá nhân của ông. Bên trong quan tài, theo nghi lễ sẽ đặt một túi tiền xu đúc cùng rogitotài liệu ngắn tóm lược cuộc đời cùng thành tựu của ông.

Thi hài ông sẽ được đưa đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để các tín hữu và nguyên thủ các nước đến viếng. Vương cung thánh đường Đức Bà Cả được cho là nơi an nghỉ cuối cùng của Giáo hoàng.

Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88: Những gì sẽ xảy ra tiếp theo?- Ảnh 2.

Ảnh: AFP

Trong thời gian này, Vatican sẽ bước vào giai đoạn sede vacante – Trống tòa –  tình trạng một giáo phận không có vị giám mục chính tòa. Khi đó, Hồng y đoàn tạm thời quản lý Giáo hội mà không được đưa ra quyết định lớn.

Mật nghị hồng y: Chuẩn bị cho một giáo hoàng mới

Khoảng 15–20 ngày sau tang lễ, Hồng y đoàn sẽ triệu tập mật nghị hồng y để bầu tân giáo hoàng. Chỉ các hồng y dưới 80 tuổi (tối đa khoảng 120 người) mới đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu. Dù Hồng y Giovanni Battista Re, 91 tuổi - hiện là Trưởng khoa Hồng y đoàn nhưng ông sẽ không tham quá trình này vì đã quá tuổi.

Mật nghị diễn ra tại Nhà nguyện Sistine dưới điều kiện bảo mật nghiêm ngặt. Nếu không có ứng viên nào đạt đủ hai phần ba số phiếu, toàn bộ phiếu sẽ bị huỷ và khói đen bay lên báo hiệu. Ngược lại, khi khói trắng xuất hiện, thế giới sẽ biết rằng, một tân giáo hoàng đã được chọn.

Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88: Những gì sẽ xảy ra tiếp theo?- Ảnh 3.

Ảnh: AFP

Sau khi ứng viên được bầu chấp nhận chức vụ và chọn tên hiệu, Hồng y lớn tuổi sẽ bước ra ban công Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và tuyên bố: "Habemus Papam" – “Chúng ta đã có giáo hoàng”.

Có thể nói, sự ra đi của Giáo hoàng Francis đánh dấu một thời khắc quan trọng trong lịch sử Giáo hội Công giáo. 

Các chi tiết cụ thể hơn về lễ tang và mật nghị hồng y sẽ được Vatican công bố trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: India Today