Những bộ phim hoạt hình Nhật Bản đầu tiên phát sóng ở Việt Nam - Phần 2

Thám tử lừng danh Conan (Meitantei Conan)

Ở phần 1 bài viết đã điểm lại những anime "12 con giáp", "Đô-rê-mon", "Thủy thủ mặt trăng", "Chú khủng long con ham ăn", "Conan - Cậu bé tương lai". Hãy cùng tiếp tục nhìn lại những bộ anime đầu tiên phát sóng ở Việt Nam nhé!

MỤC LỤC [Hiện]

“Thám tử lừng danh Conan” chuyển thể từ bộ manga vẽ và minh họa bởi Aoyama Gosho. Bộ truyện này được lấy ý tưởng một phần từ các tác phẩm của Edogawa Ranpo và vào năm 2020 trở thành bộ manga bán chạy thứ 5 trong lịch sử sau "One Piece", "Dragon Ball", "Naruto" và "Golgo 13".

Manga này cũng đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm, có lẽ chỉ sau "Đô-rê-mon" và cùng thời với "7 viên ngọc rồng", "Siêu quậy Teppi"... nên cốt truyện cũng đã trở nên rất quen thuộc. Tuy nhiên, loạt anime mãi đến năm 2009 mới được trình chiếu trên kênh HTV3 với phiên bản lồng tiếng Việt, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của thế hệ 9x sinh nửa cuối những năm 1990 mỗi khi ngồi trước màn ảnh nhỏ.

anime đầu tiên phát sóng ở Việt Nam

Phim chuyển thể từ manga được sáng tác và minh họa bởi nhóm họa sĩ truyện tranh CLAMP, đăng lần đầu tiên trên tạp chí Nakayoshi từ năm 1996 - 2000. "Cardcaptor Sakura" xoay quanh cô bé 10 tuổi tên Kinomoto Sakura, người vô tình mở một quyển sách bị niêm phong dưới tầng hầm nhà mình. Bên trong sách chứa bộ bài ma thuật Clow và thần thú giám hộ bộ bài là Cerberus đã thoát ra khỏi sách. Sakura được giao nhiệm vụ thu phục các thẻ bài đã thất lạc, đang ẩn mình rải rác trong thị trấn Tomoeda, phải phải chiến đấu và đánh bại những thuộc tính ma thuật của từng thẻ bài mỗi khi tìm thấy chúng.

Anime "Cardcaptor Sakura" được phát sóng lần đầu tại Việt Nam trên kênh HTV3 vào năm 2008 với tên gọi "Thủ lĩnh thẻ bài". Phim do Công ty Cổ phần Truyền thông Trí Việt mua bản quyền và thực hiện lồng tiếng.

anime đầu tiên phát sóng ở Việt Nam

Phim chuyển thể từ bộ manga hài của tác giả Taeko Ikeda, được sản xuất bởi hãng phim Nippon Animation và phát sóng trên đài TBS ở Nhật Bản từ năm 1994 - 1995. Ở Việt Nam, anime có tên “Hiệp sĩ Lợn”, được lồng tiếng và phát hành bởi Fafilm Việt Nam vào năm 1995. Phiên bản tại Việt Nam dựa trên bản phát hành tại Hồng Kông nên tên các nhân vật được phiên âm ra Hán Việt.

Câu chuyện xoay quanh cô bé Karin Kokubu, vô tình tìm thấy một con lợn con màu vàng đang đói bụng. Cô cho con lợn đó một trái táo nhưng lại không ngờ nó bám theo mình đến tận trường học nhưng khi trở về nhà thì con lợn biến mất và chỉ để lại một hộp gương. Do tò mò nên Karin mở nó ra và bất ngờ bị một cái mũi lợn dính chặt vào mũi, ngay lúc đó con lợn kia xuất hiện và nói rằng nó chính là hoàng tử Tonrariauno của hành tinh Buuringo, giải thích rằng cái mũi lợn đó có thể giúp Karin biến thân thành một con lợn màu hồng có sức mạnh phi thường. Mỗi lần làm việc tốt cô bé sẽ được nhận một viên trân châu và khi thu thập đủ 108 viên trân châu, Karin sẽ được biến thành hình tượng mà mình thích.

anime đầu tiên phát sóng ở Việt Nam

Loạt phim hoạt hình này được phát trên sóng truyền hình tại Nhật Bản từ năm 1997 trên TV Tokyo. Đây là một phần của nhượng quyền thương mại truyền thông thương hiệu Pokémon dựa trên loạt trò chơi video Pokémon của The Pokémon Company.

Tại Việt Nam, "Pokémon" từng được phát sóng trên kênh VTV3 khoảng năm 2002. Sau đó, Phương Nam Film (PNF) cũng cho phát hành từ phần đầu tiên đến tập 88 phần "Advanced Generation" dưới dạng VCD mang tên "Bửu bối thần kỳ" dưới hình thức thuyết minh. Đến những năm 2014 - 2015, HTV3 và VTV2 mua bản quyền phát sóng phần "Best Wishes" và "XY" dưới hình thức lồng tiếng Việt.

Việc được lên sóng nhiều trên truyền hình không chỉ khiến cốt truyện và các nhân vật của "Pokémon" vô cùng quen thuộc mà còn mở đường cho sự phát triển của game sau này.

anime đầu tiên phát sóng ở Việt Nam

(Còn nữa)

Những khoảnh khắc "tình bể bình" của cặp Sonoko và Makoto "Thám tử lừng danh Conan"

Suzuki Sonoko và Kyogoku Makoto yêu xa trong hầu hết các tập phim. Họ là một trong những cặp đôi hiếm hoi không phải là bạn thân từ thuở nhỏ của nhau. Cặp đôi như một chút năng lượng yêu đương tích cực cho đời thêm vui... hoặc thêm "sầu" đối với những ai cảm thấy "gato" khi so sánh với chuyện yêu đương... Xem thêm tại đây!