Có thể nói mặc dù gắn bó mật thiết với đời sống thường nhật nhưng sự thực xoay quanh “chốn William Cường” có thể còn rất nhiều điều bạn chưa từng biết đến.
Nhà vệ sinh của người Pompeii đã đi trước thời đại
Trong thời cổ đại khi ở rất nhiều vùng vẫn còn đại tiểu tiện trong bụi rậm sau khi nhà ở thì cư dân của Pompeii cổ đã có thể lên lầu để đi tiểu. Mặc dù sự phun trào của núi Vesuvius vào năm 79 trước công nguyên đã phá hủy nhiều khu lầu thứ hai, những đường ống còn sót lại vẫn còn dấu vết của phân cùng nước tiểu có thể dễ dàng nhận biết qua một số phương thức khảo cổ học. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng người ta cũng bắt gặp những nhà vệ sinh trên lầu còn lẫn trong đống đổ nát.
Nam nữ đi vệ sinh cùng lúc, nhà vệ sinh cũng là địa điểm lý tưởng để trò chuyện, kết bạn
Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên , thế giới cổ đại mới biết được đến những chiến bồn cầu, hệ thống toilet tiên tiến nhất trong thời điểm đó có thể kể tới toilet Monhenjo – daro. Đây là dạng hố đi vệ sinh tập thể, cho cả nam và nữ dùng cùng một lúc, không vách ngăn không che chắn. Trong lúc “xả” mọi người có thể thoải mái trò chuyện, kể truyện cười hoặc tâm sự miễn là đối phương đồng ý.
Hình dạng của những chiếc bồn vệ sinh ngày nay có gốc gác từ nhà vệ sinh tập thể
Một bức tường được xây kín, rồi bo quanh bức tường đó là những hàng gạch to và cao. Người ta đào ở dưới chân bức tường một hệ thống hào, sâu khoảng 1 m , rồi bên trên là xây lên 2 thành viên gạch, khoét lỗi ở 2 hàng như ở hình trên, vậy là đã xong một nhà vệ sinh quá ư là sang trọng.
Giấy vệ sinh thời La Mã cổ đại có hình dạng tương tự cây cọ cốc rửa chén ngày nay
Vì thời cổ đại không có giấy vệ sinh cùng với đó là việc nhà vệ sinh tồn tại dưới dạng công cộng nên những người đi vệ sinh phải “chùi” chung với người khác. Người La Mã cổ dùng một miếng bọt biển được gắn vào đầu một que gậy làm từ cành cây hình dạng này gần như giống 100% với những cây cọ cốc thời hiện đại. Điều đáng nói là bọt biển không hề rẻ và họ không có một thanh gậy cá nhân với miếng bọt biển của riêng mình. Do đó, họ phải chia sẻ nó với người khác. Điều này là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh trong thời cổ đại.
Có hẳn cả một viện bảo tàng chưng bày các bệ toilet từ cổ chí kim
Bảo tàng này được lập nên từ ý tưởng của tiến sĩ Bindeshwar Pathak - người đi tiên phong trong lĩnh vực vệ sinh môi trường ở Ấn Độ vào năm 1970. Nhiệm vụ của Bảo tàng Vệ sinh Quốc tế Sulabh là nhằm ủng hộ và tuyên truyền tầm quan trọng của chất lượng vệ sinh đến những người dân Ấn Độ. Các nhà quản lý nơi đây giới thiệu đến cho người xem những bồn cầu đã có từ hàng thập kỉ trước và chúng đều mang những ý nghĩa về lịch sử và văn hóa và nghệ thuật nhất định.