Siêu đập Tam Hiệp biến dạng nghiêm trọng: Nếu vỡ “người láng giềng” Việt Nam có bị ảnh hưởng

Nhắc đến đập Tam Hiệp, người ta sẽ nghĩ ngay đến con đập lớn nhất thế giới nằm tại Trung Quốc – “người láng giềng” của Việt Nam. Sau những tin đồn bị biến dạng, không ít cư dân mạng đặt ra câu hỏi liệu con đập này vỡ có ảnh hưởng đến Việt Nam hay không?

SIÊU ĐẬP TAM HIỆP

Đập Tam Hiệp là con đập lớn nhất thế giới, xây dựng từ năm 1994 - 2009. Con đập này xây chắn ngang sông Dương Tử - một trong những con sông lớn nhất Trung Quốc. Con đập này được xây dựng bằng bê tông và thép với chiều cao 181m, hồ chứa rông nhất trải dài 610 km2, hơn 102.600.000 mét khối đất đã được chuyển để mở đường cho 27,2 triệu mét khối bê tông và 463.000 tấn thép đủ để xây dựng 63 tháp Eiffel, công suất lắp đặt 18.2GW. theo các chuyên gia, mực nước trong đập ở mức tối đa, cao hơn mực nước biển 175m, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660km và rộng 1,12km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3km3, tổng diện tích bề mặt nước 1045km2 và chứa lượng nước lên đến 42 tỉ tấn. Lượng nước này lớn đến mức có thể khiến Trái Đất quay chậm lại so với bình thường. Chi phí xây dựng đập từ 22,5 - 30 tỷ đô ( khoảng 520.000 – 693.000 tỷ đồng).

SIÊU ĐẬP TAM HIỆP BIẾN DẠNG

Hôm 1/7, Lãnh Sơn, một học giả kinh tế độc lập người Hoa đã đăng tải hai bức ảnh so sánh về đập Tam Hiệp trên tài khoản Twitter của mình. Trong đó, bức ảnh bên trái cho thấy tổng thể đập vẫn là một đường thẳng, còn bức ảnh bên phải lại cho thấy con đập bị biến dạng rõ rệt. Người này đã nói trên Twitter rằng, “Đập Tam Hiệp đã biến dạng, một khi vỡ đập, một nửa Trung Quốc sẽ rơi vào cảnh khốn khổ, những đại gia tộc kia cũng sẽ đi đời.”

Truyền thông tại Trung Quốc Đại lục đã nhanh chóng đăng bài bác bỏ tin đồn, nói rằng bản đồ vệ tinh Google không phải là do vệ tinh trực tiếp chụp ảnh, mà là thông qua một loạt hệ thống xử lý tính toán để tạo hình. Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc còn đặc biệt đưa ra một bức ảnh vệ tinh độ phân giải cao để thanh minh cho việc này. Chủ nhiệm Phòng quản lý lưu vực sông, thuộc Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (đơn vị phụ trách xây dựng đập Tam Hiệp) đảm bảo trước truyền thông rằng, “đập Tam Hiệp vận hành rất bình thường”.

Tuy nhiên, cách nói của phía chính quyền Trung Quốc lại không thể nào xóa bỏ được hoàn toàn nghi ngờ của dân chúng. Có cư dân mạng cho biết, hình ảnh vệ tinh Google xác thực thường xuyên có hiện tượng biến dạng, nhưng hình ảnh đập Tam Hiệp biến dạng nghiêm trọng trọng, dường như đã vượt quá phạm vi “sai lệch hình ảnh”. Còn có người nghi ngờ, nếu đập Tam Hiệp biến dạng là do sai lệch về hình ảnh, vậy vì sao nhiều con đường xung quanh đập lại không biến dạng. Có người nói thẳng, truyền thông của đảng càng lên tiếng bác tin đồn, thì lại càng khiến cho người ta lo lắng.

SIÊU ĐẬP TAM HIỆP VỠ CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM?

Trong trường hợp đập Tam hiệp bị vỡ, 1/3 diện tích Trung Quốc – vùng thịnh vượng nhất bao gồm Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải – mà dân cư sinh sống sẽ bị chôn vùi trong nước lụt…Trong đó có các di tích lịch sử mà Trung Quốc luôn tự hào sẽ tan biến trong nước lũ. Dự tính hàng ngàn thành phố lớn nhỏ sẽ bị chím trong nước lụt từ 5-10m và các công ty, cơ sở kinh doanh, du lịch, dịch vụ sẽ bị tàn phá, ngập nước và cuốn ra biển Đông. Hiển nhiên, Trung Quốc lầm vào tình trạng thiếu điện, khoa học công nghệ tan tành, kinh tế suy sụp, đói kém, bệnh dịch sẽ hoành hành khi mất đi nguồn cung cấp điện khổng lồ.

Nếu nói đến ảnh hưởng trực tiếp khi vỡ đập Tam Hiệp, Việt Nam nằm ở vị trí an toàn, không bị tác động bởi “cơn thịnh nộ” của siêu đập này. Tuy nhiên, một khi tử huyệt của Trung Quốc vỡ thì Trung Quốc sẽ hóa thành “hổ đói”. Vậy con hổ đói này sẽ nhắm đến đâu đầu tiên khi lâm vào bước đường cùng? Với những người đã quá hiểu về “người láng giềng thân thiện” của Việt Nam thì có lẽ câu trả lời đã quá rõ ràng.

Thật may vì theo tính toán của các chuyên gia, đập Tam Hiệp chỉ bị vỡ  khi có một cuộc tấn công quy mô cực lớn nhằm vào con đập này hoặc một trận động đất chưa từng có trong lịch sử xảy ra tại đây.