Soi tranh cổ, hậu thế kinh ngạc phát hiện thảm họa tàn khốc, tất cả chỉ vì ống tay áo của cô gái 16 tuổi

Thảm họa này diễn ra cách đây 366 năm.

Trong lịch sử Nhật Bản từng xảy ra một trong những vụ cháy kỳ quái nhất. Điều gây sốc là thảm kịch này bắt nguồn từ ống tay áo của một cô gái 16 tuổi. Sử gia gọi đó là Trận đại hỏa hoạn Meireki (Great Fire of Meireki).

Thảm họa này đã được họa sĩ Tashiro Koshun vẽ vào năm 1814 - cách đây 209 năm.

Soi tranh cổ, hậu thế kinh ngạc phát hiện thảm họa tàn khốc, tất cả chỉ vì ống tay áo của cô gái 16 tuổi - Ảnh 1.

Nhìn kỹ tranh, chúng ta sẽ thấy khung cảnh hỗn loạn của rất nhiều người khi cố gắng chạy thoát khỏi biển lửa hung tàn, chực ập lên đầu.

Thảm kịch từ một đốm lửa

Trở lại ngày 2 tháng 3 năm thứ ba triều đại Mei (1657) - ngày thảm kịch xảy ra. Tại thành Edo (nay là thủ đô Tokyo) lúc bấy giờ, chùa Honmyoji đã tổ chức lễ cầu siêu cho một cô gái 16 tuổi. Sau buổi lễ, chùa sẽ hỏa táng cô gái theo truyền thống.

Do sự sơ suất của mọi người nên trong quá trình hỏa táng, một tay áo kimono của cô gái đã bị gió thổi bay, tay áo khi đó vẫn đang cháy.

Ống tay áo đang cháy đó đã làm bùng lên ngọn lửa dữ dội. Mặc dù người ta đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp lấy nước để dập lửa nhưng hầu hết các tòa nhà ở Nhật Bản thời đó đều được làm bằng gỗ, các ngôi nhà nối liền nhau nên ngọn lửa lan nhanh hơn rất nhiều so với mọi người tưởng tượng.

Do nhiệt độ cao, một số tòa nhà đạt đến điểm bốc cháy (dù không tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa) cũng tự bốc cháy. Trận đại hỏa hoạn này cháy suốt ba ngày, khiến hai phần ba thành Edo bị phá hủy.

Điểm bốc cháy là ngưỡng nhiệt độ mà một chất cháy. Khi nhiệt độ đạt đến điểm bốc cháy, ngọn lửa sẽ lan rộng. Do đó, chúng ta không nên coi thường một đám cháy nhỏ, vì nó có thể gây ra một thảm họa lớn.

Ngọn lửa bùng cháy dữ dội đến mức phải mất ba ngày ngọn lửa mới tự tắt và thêm ba ngày nữa các nỗ lực cứu trợ mới có thể được triển khai. Như thể vẫn chưa đủ, trận đại hỏa hoạn Meireki còn cướp đi pháo đài chính của pháo đài lớn nhất Nhật Bản - Lâu đài Edo.

Trên thực tế, sự mất mát này lớn đến mức Mạc phủ Tokugawa không bao giờ có thể thực sự xây dựng lại phần này của pháo đài.

Soi tranh cổ, hậu thế kinh ngạc phát hiện thảm họa tàn khốc, tất cả chỉ vì ống tay áo của cô gái 16 tuổi - Ảnh 2.

Chưa hết, không có ngôi nhà nào, biệt thự, dinh thự, đền thờ, thị trấn nào... thoát khỏi biển lửa hung tàn. Theo Giáo sư Akira Okada thuộc Đại học Kinh tế Osaka (Nhật Bản) viết trên Kouenirai.com, người ta nói rằng 500 dinh thự của lãnh chúa phong kiến, 770 dinh thự và hơn 400 nhà phố đã bị phá hủy sau vụ đại hỏa hoạn này.

Các ghi chép lịch sử cũng chỉ ra rằng khoảng 30.000 đến 100.000 cư dân Edo đã thiệt mạng trong thảm họa thảm khốc này vì khói, lửa, và những hệ lụy trong nhiều ngày tiếp theo do Edo bị tàn phá, theo thông tin của Tokyo Metropolitan Library.

Dân số của Edo vào thời điểm đó là khoảng 300.000 người. Điều này cho thấy thảm họa này lớn cỡ nào.

Sau trận đại hỏa hoạn, cảnh quan Edo đã được cải tạo hoàn toàn. Đây là sự khởi đầu của quá trình phát triển thị trấn mới, coi trọng công tác phòng chống hỏa hoạn, thiên tai. Nơi ở của các lãnh chúa phong kiến và các đền chùa đều được di dời ra ngoại ô. Để ngăn lửa lan rộng, những con đường lớn và bờ kè đã được xây dựng.

Trận hỏa hoạn cách đây hơn 3 thế kỷ này đã trở thành một trong những vụ cháy kỳ lạ và nguy hiểm nhất trong lịch sử Nhật Bản.

Nguồn: Tokyo Metropolitan Library, Sohu, Kouenirai