Khi một đứa trẻ chào đời, mức độ cưng chiều con cái của bố mẹ sẽ được tiết lộ rõ ràng. Bố thường cưng chiều con gái và mẹ lại yêu thích con trai hơn. Dường như điều này trở thành một xu hướng tâm lý thực tế trên toàn cầu.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những gia đình như David Beckham chẳng hạn, ông bố Beckham luôn tỏ ra là một người phát cuồng vì cô con gái Harper, lúc nào anh cũng dành sự yêu thương tuyệt đối cho cô con gái bé nhỏ của mình.
Trên thực tế, người mẹ lại có xu hướng yêu thương con trai của mình hơn. So với các ông bố, tình cảm này ít được bộc lộ ra ngoài, nó có thể liên quan đến tư tưởng từ xưa đến nay, là "nuôi con trai sau này già phụng dưỡng cha mẹ, còn con gái cưới chồng như bát nước đổ đi". Điển hình nhất phải kể đến trường hợp nữ diễn viên Trung Quốc, Địch Oanh. Việc kết hôn muộn và khó khăn sau 3 lần thụ tinh thất bại, cô đã hạ sinh thành công một bé trai. Con trai cô có tên Tôn An Tá, được cô hết mực nuông chiều và yêu thương.
Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Liệu đó có phải là sự khác biệt do giới tính hay là một điều gì khác gây ra. Dưới góc độ khoa học, điều này được giải thích như sau:
Tạp chí tâm lý học “Behavioral Neuroscience” của Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu mới nhất trên 30 cặp cha - con gái và 22 cặp mẹ - con trai. Họ đã đặt một camera bí mật trong phòng bọn trẻ để theo dõi sự khác nhau giữa cha - con gái và cha - con trai trong suốt 48 tiếng. Cứ sau 9 phút sẽ ghi lại đoạn ghi âm kéo dài 50 giây.
Kết quả cho thấy, mức độ tương tác và tình yêu thương của cha - con gái cao hơn so với cha - con trai. Tần suất huýt sáo, hát cho con gái nghe cao gấp 5 lần con trai. Khi con gái vòi vĩnh, hay đưa ra những yêu cầu khác nhau, tỷ lệ đáp ứng một cái vui vẻ cũng cao hơn so với con trai.
Trong vấn đề giao tiếp, người bố chú ý đến cảm xúc của con gái mình hơn, họ cũng sử dụng ngôn ngữ cơ thể thể hiện tình yêu của mình. Điều này có thể thấy rằng, các ông bố yêu thương con gái mình hơn con trai rất nhiều.
Để làm rõ hơn vấn đề này, các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu người bố chụp cộng hưởng từ MRI, để quan sát các phản ứng khác nhau đối với con cái. Họ phát hiện ra khi con gái có biểu hiện vui vẻ, não bộ của người bố có phản ứng mạnh, nhưng khi nhìn thấy biểu hiện hạnh phúc của con trai, phản ứng của họ lại chung chung rất bình thường.
Ngược lại, khi nhìn thấy khuôn mặt vô cảm của con trai, não của người bố có phản ứng mạnh. Điều này được lý giải rằng do người bố háo hức muốn biết con trai đang suy nghĩ gì, phản ứng kiểu này là tò mò, rõ ràng có sự khác biệt rất lớn so với con gái.
Vì vậy, có thể kết luận rằng, hiện tượng các ông bố quấn quít, cưng chiều con gái hơn con trai phổ biến trên toàn cầu. Vậy nên không có gì lạ khi biết có một ông bố người Iran đã nghỉ việc để làm vệ sĩ toàn thời gian cho cô con gái xinh đẹp Mahdis Mohammadi. Đây được xem là biểu hiện tình yêu cao nhất của người bố. Người bố có thể hy sinh tất cả mọi thứ chỉ để con gái mình được trong sự an toàn tối đa.
Ông bố bỏ việc vì con gái.
Việc bố cưng chiều con gái, mẹ yêu thương con trai, cách thể hiện tình yêu như bổ sung cho nhau này không phải ngẫu nhiên mà có. Trong Y học Cổ truyền Trung Quốc, người ta cho rằng, âm dương giao hòa, nam dương nữ âm, ban ngày là dương ban đêm là âm, vạn vật cũng từ đó mà hình thành.
Dưới góc độ tâm lý học, trong nam có một chút yếu đuối của nữ, trong nữ có sự mạnh mẽ của nam. Khi một người khác giới xuất hiện, sự thể hiện tình cảm yêu thương như một cách để bù đắp sự thiếu hụt trong tâm hồn. Dưới góc độ phân tích này, không có gì lạ khi người mẹ luôn yêu thương con trai hơn con gái.
Mặc dù sự yêu thích khác biệt giới tính này là bẩm sinh, nhưng con người là loài động vật có ý thức và kiểm soát. Vậy nên, dù có sự thiên vị một chút nào đó giữa con trai và con gái, bố mẹ cũng cần phải đối xử công bằng giữa những đứa trẻ, để chúng phát triển một cách bình thường mà không có những tổn thương tâm lý.