Thầy Đặng Trần Tùng không còn là cái tên xa lạ đối với những ai quan tâm tới IELTS. Với những thành tích đạt được ở tuổi 26, thầy thực sự là một tấm gương truyền cảm hứng tuyệt vời trong cộng đồng học IELTS.
Thầy Đặng Trần Tùng đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ như đạt 8.0 IELTS ngay từ lần thi đầu tiên, "cán mốc" 9.0 ở cả 3 kỹ năng chỉ sau lần thi thứ 4. Thầy cũng là một trong 5 người đầu tiên đạt điểm 9.0 IELTS tại Việt Nam.
Hiện tại, thầy Tùng đang đồng hành cùng The IELTS Workshop. Trò chuyện với thầy mới nhận ra rằng, hóa ra không phải tự nhiên mà cái sức hot của thầy qua bao nhiêu năm vẫn không thuyên giảm như thế. Sự nỗ lực và quyết tâm không ngừng của người thầy này chính là điều khiến nhiều học viên nể phục!
Hiện nay, số lượng người học IELTS không chỉ đông ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM mà còn trải đều khắp các tỉnh thành khác. Không chỉ học để thi, số lượng người học để cải thiện trình độ tiếng Anh và để giỏi thực sự ngày càng đông.
Thầy Tùng cho rằng, nếu thực sự là một người thi IELTS với mong muốn đạt được điểm số trung bình là 6.5 trở lên thì họ đã có một khả năng nhất định, đâu đó có thể vẫn có một chút lỗi nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Ở mức độ 7.5 thì khả năng nghiên cứu mọi kiến thức và tài liệu đã được nâng lên rất nhiều.
Theo số liệu mới nhất mà thầy Tùng được biết thì điểm số trung bình của học sinh Việt Nam khoảng 5.0 đến 6.5 điểm, khá sát so với mức điểm của các trường đại học tại Việt Nam yêu cầu nhưng vẫn đang rất thấp so với các nước khác.
Sau nhiều năm giảng dạy, thầy Tùng nhận thấy hầu hết người Việt đi thi IELTS thì 2 kỹ năng đầu đều cao hơn 2 kỹ năng sau. Về mặt bản chất tự nhiên và khoa học thì điều này hợp lý bởi vì là cái gì đọc được và nghe được đều tốt hơn những gì mà mình nói và viết. Đặc biệt, với người Việt Nam, kỹ năng Speaking thực sự hơi yếu so với những bạn đồng trang lứa trong khu vực, trừ những bạn rất giỏi hay được học tiếng Anh từ nhỏ.
Làm sao để học IELTS nhưng có “bản sắc riêng”
Có một thực té là đa phần các sĩ tử đi học IELTS mang rất đậm màu sắc của người dạy, nói ra một hồi biết ngay học trung tâm nào luôn. Nhưng thầy Tùng cho rằng, người học hoàn toàn không nhất thiết phải như thế, ai có khả năng, vốn ngữ pháp và vốn từ tốt (đây là 2 kỹ năng rất cơ bản của Speaking) thì họ hoàn toàn tự tin có thể nói theo phong cách của riêng mình và sẽ nghe rất tự nhiên.
Để giải quyết vấn đề này, khi luyện nói với học sinh, nếu phát hiện rằng học viên đó copy thì thầy Tùng sẽ dừng lại và bắt học sinh phải nói theo những gì em ấy nghĩ, điều này sẽ giúp các bạn ấy cải thiện tình trạng hơn rất nhiều. Một ý diễn đạt hay luôn được tạo nên từ những ý tưởng tự nhiên mà không phải bắt chước từ người khác.
Thầy Tùng đặc biệt cực kỳ tự tin về khả năng truyền cảm hứng. Học viên đi học ở các trung tâm thường không bị đặt nặng vấn đề điểm số như ở trường, giáo viên có chấm điểm thấp cũng không ảnh hưởng đến tương lai của họ.
Bởi theo thầy, học viên không có sự ràng buộc với giáo viên cho nên muốn giữ được lửa thì người giáo viên đó phải biết cách truyền cảm hứng đến các học viên của mình. Bản thân cá tính họ rất tốt, phương pháp giảng dạy và bài giảng được thiết kế theo một tiêu chuẩn nhất định.
Người thầy nhiệt huyết luôn thiết kế một khung chương trình để học viên học được rất nhanh. Thầy Tùng luôn cố gắng phân chia giáo trình cho học viên đỡ học nhiều trong một thời gian quá dai dẳng. Đặc biệt, giáo trình được thiết kế riêng để dành cho các học sinh viên nào, điểm nào học sinh Việt mạnh hay yếu đều được giáo trình bám theo sát nhất có thể.
Học tiếng Anh như một chai nước bị vấy bẩn
Thầy Tùng cho biết, mình luôn ví việc học tiếng Anh như một chai nước bị vấy bẩn, học nhiều cái sai thì chai nước càng ngày càng đục. Không thể rót ngay thứ nước bẩn ra được, để tiến đến quá trình tinh khiết, chỉ có thể là đổ những gì tinh khiết nhất vào, phải đổ thật nhiều.
Đó cũng là quá trình chúng ta học viết. Dạy học dễ nhất là với người chưa biết gì bởi họ như những tờ giấy trắng tinh khôi.
Về kỹ năng Nói, thầy khuyên các bạn rằng học kể cả tiếng Anh nói chung hay IELTS nói riêng thì phải diễn đạt những khái niệm xung quanh mình. Có một bài tập rất tốt dành cho các bạn là hãy viết ra tờ giấy các hoạt động từ sáng đến tối của mình bằng tiếng Anh, mỗi ngày chúng ta sẽ có ít nhất vài chục gạch đầu dòng, hãy nói mỗi gạch đầu dòng trong vòng vài ba phút. Nếu bản thân không nói được trong thời gian 2 phút các hoạt động đó thì các vốn từ và vốn ý tưởng của mình hơi nghèo nàn.
Về lộ trình thích hợp nhất cho người học mới “mon men” đến với IELTS, thầy Tùng cho biết tùy thuộc vào thời gian của người đó, dành được thời gian cho IELTS càng nhiều càng tốt. Hãy chắc phát âm và ngữ pháp chắc trước khi muốn học những điều khác, giống như việc đi học võ phải học những động tác cơ bản và liền mạch với nhau trước nếu muốn học những bài võ dài. Sau khi có ngữ pháp và phát âm chắc rồi thì bạn hoàn toàn có thể mở rộng vốn từ của mình. Tiếp đến hãy làm quen format đề thi như thế nào, và mỗi dạng bài thì có cách tiếp cận ra sao.
Người thầy làm kinh doanh và sức hấp hẫn của việc dạy IELTS
Thầy Tùng tự thấy bản thân thực sự may mắn khi mà công việc ở trung tâm vẫn xoay quanh là một người thầy, còn việc kinh doanh thì do vợ và đội ngũ quản lý phát triển. Thầy cho biết, bản thân chỉ tập trung vào việc làm sao đem đến những bài giảng tốt nhất cho các học viên, so với cương vị là một người thầy thì nó cũng không có gì thay đổi.
Cái sức hút lớn nhất của IELTS đối với người thầy tài năng và nhiệt huyết này là việc nó bắt cái người học phải đạt được sự bứt phá về tiếng Anh. Đó là cái cớ để người ta chuyên tập học tập, bởi nếu không có chứng chỉ này thì rất nhiều người sẽ trì hoãn việc học tiếng Anh của bản thân.
Quá trình IELTS cũng có nhiều khó khăn nhưng sau khi học xong, bản thân mình sẽ được hoàn thiện về nhiều thứ không chỉ riêng tiếng Anh, khả năng tư duy logic của mỗi người sẽ tăng lên rất nhiều. Đây có lẽ là giá trị lớn nhất của IELTS mang đến cho người học.
Theo Kenh14.vn
* Nội dung liên quan: