Nhiều người cứ tưởng phụ nữ ở nhà trông con là sướng vì chẳng cần làm gì cả. Thế nhưng chị Hoa đã chứng minh điều ngược lại bằng cách đưa ra những công việc cần làm mỗi ngày mà kể ra ai nhìn cũng phát hoảng.
Trong mắt của nhiều người, phụ nữ chỉ ở nhà trông con và nội trợ là nhàn nhất vì chẳng cần đội mưa, đội nắng hay bị áp KPI đến nghẹt thở, sếp mắng, sếp la,... để kiếm tiền. Nhiều chị em bị chồng hay người nhà mắng mỏ vì “sướng mà không biết đường sướng”, “suốt ngày kêu ca” vì nếu vô tình trông con không khéo, nhà cửa không sạch sẽ, gọn gàng thì ngay lập tức bị than phiền “Ở nhà mỗi cơm nước với trông con mà cũng không xong” hay “Em thấy anh đi làm cả ngày không mệt hay sao mà than nhiều thế”...
Mặc dù đã giải thích cả ngàn lần, nhờ chồng trợ giúp hay thuê người giúp việc theo giờ hỗ trợ thì chồng vẫn không nghe, than chị em lười biếng vậy phải làm sao? Cùng học cách của chị Hoa chia sẻ và chấn chỉnh chồng hiểu rõ vấn đề của mình nhé!
“Hai vợ chồng mình có một bé 9 tháng tuổi, vì không có người chăm cho con nên mình đành phải tạm nghỉ việc để ở nhà vừa trông con, vừa nội trợ cơm nước. Chẳng những không được chồng thông cảm mà chồng con hay than trách: “Em ở nhà cả ngày… Có mỗi trông con với cơm nước mà không xong… Ngày xưa mẹ anh còn một mình trông 2 anh em anh có làm sao đâu… Em cứ như mỗi mình em làm mẹ ấy” mặc dù mình đã than nhiều lần là mình cảm thấy mệt mỏi, nên có khi tìm người giúp việc theo giờ giúp đỡ quét nhà, nấu cơm đi nhưng chồng chưa đồng ý” chị Hoa tâm sự.
Bực mình nên mình quyết định cuối tuần cho chồng ở nhà trông con, còn mình về ngoại chơi. Thế mà có đi hơn 2 tiếng điện thoại rung bần bật vì hàng chục cuộc gọi từ chồng cùng giọng hốt hoảng của ông:
“Em đang ở đâu đấy? Em về ngay đi, nhà cửa như bãi chiến trường đây này…”
Được dịp mình bảo: “Sao anh bảo ở nhà trông con nhàn lắm cơ mà. Nhàn thì anh trông đi”.
Mình về nhà thì thấy bé khóc giàn giụa nước mắt, bố thì chẳng biết làm sao để dỗ con nín, nhà cửa thì bừa bộn như bãi chiến trường. Vừa buồn cười vừa thương, có thế các ông chồng mới hiểu được nỗi khổ của người vợ.
“Trộm vía từ hôm đó đến nay, chồng đi làm về cũng đã chủ động biết bế con, dọn dẹp nhà cửa mà còn chủ động tìm người giúp việc theo giờ để phụ mình cơm nước mỗi tối, quét dọn nhà cửa,... Đúng thật là có sự thay đổi ngoạn mục”. Chị Hoa hào hứng chia sẻ.
Vậy mới thấy, cách tốt nhất để chồng hay người nhà hiểu được những áp lực của việc “không tên” của phụ nữ khi ở nhà nội trợ trông con là hãy giao việc “tưởng chừng đơn giản” cho họ làm một lúc rồi nghỉ ngơi, đi cafe với bạn bè, biết đâu sau khi về mọi việc lại thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.