“Tôi mở lòng với tất cả mối quan hệ để muốn biết tính cách thật của họ thế nào. Chỉ có về nhà sống chung, tôi mới hiểu cô gái này ra sao”. Lương Bằng Quang chia sẻ.
– Cảm xúc của anh ra sao khi đọc những bình luận tiêu cực về mối quan hệ của anh và bạn gái Ngân 98?
Đó là hướng nhìn hơi phiến diện từ phía khán giả. Tôi hoàn toàn bình thường khi họ có nhiều lời thị phi về tôi hay bạn gái. Nó không ảnh hưởng 3 thứ trong cuộc đời tôi: thời gian, thu nhập và sức khỏe. Tôi vẫn sống rất tốt dù mọi người nói ra nói vào.
– Trong anh, Ngân 98 là cô gái thế nào?
Nếu bạn gái tôi là một người bình thường, không có gì nổi trội, thậm chí cô ấy x.ấu xí thì chẳng ai nhắc đến Lương Bằng Quang. So với các bạn gái trước đây, người làm diễn viên điện ảnh, người mẫu,…tôi tự hào về Ngân 98 vì đã cảm hóa được cô ấy.
Có thể bề ngoài của Ngân khiến mọi người có cái nhìn không thiện cảm. Hàng ngày, cô ấy đi chợ, nấu ăn cho tôi. Khi tôi ra ngoài, áo sơ mi đã được ủi phẳng phiu treo ngay ngắn sẵn rồi. Cô ấy hầu như ở nhà thường xuyên. Khi có việc, Ngân mới ra ngoài nhưng tôi chắc chắn không về khuya hay la cà vào các vũ trường, quán bar.
Thậm chí, tôi không tốn tiền mua một cây son cho ấy nữa.
– Vì sao anh quen Ngân 98 khi cô ấy vướng phải nhiều lùm xùm trên mạng?
Ban đầu, tôi chỉ quen chơi để quan sát cô này có thay đổi hay không. Sau này, tôi nhận ra rằng tình yêu bắt đầu nảy nở. Tôi thấy cô ấy có sự thay đổi tích cực. Một cô gái vừa ngoan vừa s.e.x.y, tại sao tôi không giữ lại?
Ít nhất 70-80% các mối quan hệ đều xuất phát từ việc “quen chơi”. Nếu không thử trước, làm sao tôi xác định có thể đi lâu dài với người ta. Còn khoảng 20-30% còn lại là gia đình đã nhắm sẵn mối cho bạn rồi. Như vậy, liệu có hạnh phúc lâu dài?
Từ “quen chơi” ở đây nghĩa là tôi không xác định lâu dài với bất kỳ cô nào. Tôi mở lòng với tất cả mối quan hệ để muốn biết tính cách thật của họ thế nào. Chỉ có về nhà sống chung, tôi mới hiểu cô gái này ra sao.
Sau khi chia tay Ya Ya Trương Nhi, tôi biết Ngân 98 trên mạng xã hội. Lúc đó, tôi không biết cô này có “bay lắc” hay có q.uan h.ệ nào b.ậy b.ạ, vũ trường gì không? Nhưng thật sự, cô ấy rất đẹp và g.ợi c.ảm nên tôi quyết định “thử”.
– Còn gia đình thì sao?
Ban đầu, gia đình thẳng thừng từ tôi. Họ ch.ửi tôi rất nhiều vì họ không thích nghi kịp việc đọc những bình luận tiêu cực trên Facebook. Có lẽ Ngân là hot face nên tầm ảnh hưởng trên mạng ảo lớn.
Những anh hùng bàn phím chuyên đưa ra những lời miệt th.ị trên mạng xã hội như vậy vô tình khiến cha mẹ tôi nghĩ đây chính là bộ mặt xã hội. Người lớn thật sự không hiểu ai là người nấu cơm cho con mình?
Tôi từng bán chiếc xe hơi, ai là người ở bên cạnh? Thậm chí, Ngân sẵn sàng cho tôi mượn 500 – 600 triệu. Cô gái chỉ hơn 20 tuổi mà có trong tay cả tỷ thì mấy ai làm được. Hơn hết, Ngân 98 không phải gái bán dâm. Nhờ những việc như vậy, cha mẹ bây giờ đã chấp nhận cô ấy.
– Có bao giờ anh cảm thấy có lỗi với tuổi thanh xuân của Ngân?
Mỗi tháng, tôi đều hỏi Ngân: “Nếu ngày mai mình chia tay, em có hối tiếc những ngày tháng vừa qua hay không?”. Các cô gái bên cạnh tôi đều nhận giá trị không phải về tiền bạc mà đó là kiến thức. Tôi đưa Ngân tham gia các buổi hội thảo về kinh doanh. Ngân đã nhận bằng CEO và mở shop kinh doanh riêng. Bây giờ, Ya Ya Trương Nhi vẫn nói rằng Lương Bằng Quang là người bạn, người thầy.
Bên tôi, họ nhận được thoải mái, nhẹ đầu nên không bao giờ hối tiếc tuổi thanh xuân của mình. Có thể 10 năm hay 20 năm sau, Ngân lấy người khác đấy. Chuyện đó với tôi không thành vấn đề. Quan trọng, cô ấy có hối tiếc khi bên cạnh một người chồng suốt ngày chè chén, bỏ bê khiến mình tàn phai nhan sắc không?
– Anh có nghĩ mình bất hiếu khi không làm tròn phận con? Ví dụ như chuyện nối dõi…
Cha mẹ chán tôi lâu rồi và họ không còn nói vấn đề này nữa vì biết quan niệm sống của tôi thế nào. Tôi cũng không sợ bất hiếu với cha mẹ. Bất hiếu với cha mẹ không nằm ở chỗ tôi sống theo quan niệm của họ. Mỗi người có một quan niệm riêng. Tôi không thể nào sống theo nhân vật mà họ tạo dựng ra được.
Với tôi, con cái phải xuất phát từ tình yêu thương vợ mình và đứa trẻ đó. Sự tồn tại của nó không phải bắt nguồn từ chữ “hiếu” với cha mẹ. Đây là hai phạm trù khác nhau hoàn toàn. Những người nói rằng: “Tôi sẽ đ.ộc thân hay có con”. Khi thực sự có gia đình thì họ sẽ rất yêu, chẳng qua họ đang cố kìm nén mà thôi.
– Khi về già không có con cháu bên cạnh rất cô đơn. Anh đã nghĩ đến chuyện này chưa?
Nhiều người lớn đã nói lại với tôi về việc này. Chỉ tiếc rằng chưa có ai khiến tôi kính phục để nghe theo. Tôi nể phục những ai tạo ra những điều lớn lao như ông Steve Jobs hay những nhà tỷ phú kinh doanh giỏi. Việc không ngừng học hỏi, tôi mới khá lên được chứ không phải tôn thờ cha mẹ là “trùm” nhất.
Không phải vì vậy mà tôi không kính phục cha mẹ. Tôi nể họ trong chừng mực nào đó. Họ sinh ra và cho tôi những kiến thức nền tảng đầu đời. Nghe có vẻ hơi mâu thuẫn nhưng thật sự nó là vậy…Ở cha mẹ có những điểm hay, tôi học hỏi và loại bỏ quan niệm sai.
– Anh có thấy bản thân mình quá tham vọng?
Không. Cách đây 5 năm về trước, tôi chỉ muốn mình là tài xế chở Ya Ya Trương Nhi. Biết đâu, cô ấy sẽ cho tôi ít tiền. Mỗi ngày tôi không cần xài gì nhiều. Tôi còn nghĩ bản thân không cần ăn nhà hàng sang trọng hay đi xe đẹp. Có lần, tôi bắt xe bus ra biển. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cuộc đời của mình sao bình yên quá?
Tôi từng là đứa rất ghét đọc sách. Đến khi có thói quen làm bạn với sách, tôi nghe nó hàng ngày. Từ đó, tư duy của tôi bắt thay đổi và có tầm nhìn khác.
Tôi nghĩ tôi tham kiến thức nhiều, vậy tại sao tôi không tham những điều lớn hơn? Tham ở đây không phải cướp của người khác. Tôi tham giỏi hơn bản thân mình. Càng biết được nhiều thứ, tôi càng kiếm được nhiều tiền. Khi ấy, tôi phát hiện một điều “tiền đẻ ra tiền’.
– Khi trò chuyện, tôi để ý rằng mỗi câu trả lời của anh đều nhắc đến tiền. Có phải tiền là thứ á.m ả.nh anh trong quá khứ?
Sai! Tiền có hai chiều. Không phải ngày xưa tôi nghèo, thiếu thốn nên bây giờ tôi tham tiền hay muốn bù lại tuổi thơ của mình. Tôi kể một câu chuyện: có hai anh em trong xóm nghèo nọ. Người anh bước ra đường và thấy xung quanh ai cũng nghèo như mình. Người anh nghĩ rằng: “Ai cũng nghèo như nhau. Nỗ lực làm gì cho mệt? Sống phây phây cho khỏe”.
Ngược lại, người em lại quan sát và nghĩ: “Tại sao người khác có những thứ tiện nghi hơn? Họ có quyền lựa chọn nơi ở tốt hơn”. Thay vì ở xóm nghèo, người em có thể sống một nơi thoải mái hơn, tự do hơn.
Mấu chốt là sự lựa chọn. Tôi muốn một cuộc sống tốt hơn, tự do hơn. Thậm chí, tôi muốn về hưu sớm hơn, không muốn “đi cày” nữa. Điều đó thôi thúc tôi phải tích lũy để mua được căn nhà và cho thuê. Mỗi tháng tôi sống thoải mái với tiền thuê nhà đó.
Miệng tôi nói “tiền” không có nghĩa tôi tham tiền. Tôi kiếm tiền không phải vì chiếc siêu xe hay chạy đua đồ hiệu, vật chất. Mà tôi chỉ muốn đổi ra ba thứ là thời gian cho người thân yêu, lựa chọn khách hàng và sống đam mê. Thậm chí, tôi dạy nhạc miễn phí cho trẻ em nghèo vì khi đó tôi không lo nghĩ tiền bạc nữa.
Theo BTS