Cuộc đời của Tư Mã Ý có thể khẳng định là một cuộc đời thành công. Ngụy Thục Ngô ba nhà, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền ba vị đại hiệp tranh giành thiên hạ với nhau cả nửa cuộc đời, cuối cùng cả giang sơn khổng lồ lại rơi vào tay gia tộc Tư Mã. Làm nên được điều đó, tất nhiên có may mắn, nhưng đồng thời cũng có thực lực, và Tư Mã Ý lại chính là con sói đầu đàn của gia tộc Tư Mã.
Tư Mã Ý cả đời cẩn trọng, ẩn nhẫn chờ thời cơ để làm nên nghiệp lớn, tạo nền móng vững chắc cho con cháu tạo dựng cơ đồ sau này.
Có hai câu nói kinh điển về cách hành xử của Tư Mã Ý, đến nay vẫn còn giá trị.
Câu đầu tiên là: "Cả con đường không có kẻ địch"
Có thể nói Tư Mã Ý là một nhà lãnh đạo khoan dung độ lượng. Một số ý kiến cho rằng ông là người thâm trầm, biết giấu tâm tư khiến người khác không thể đoán được đang nghĩ gì.
Trong "Quân Sư liên minh", Dương Tu là kẻ thù truyền kiếp của Tư Mã Ý. Một trong hai người thuộc phe của Tào Thực, còn người kia ủng hộ Tào Phi. Dương Tu nhiều lần muốn loại bỏ Tư Mã Ý, nhưng ý đồ chưa thể thực hiện thì đã bị Tào Tháo tống vào ngục.
Tư Mã Ý biết chuyện Dương Tu gặp nạn đã xin được gặp mặt. Tào Tháo không hiểu nguyên nhân, thắc mắc vì sao ông lại muốn gặp kẻ có mưu đồ trừ khử mình? Tư Mã Ý nói, bản thân không coi người khác là kẻ thù, tất cả đều là bằng hữu hoặc sư trưởng. Nói cách khác, Tư Mã Ý không chấp vặt, tính toán với Dương Tu, tuy hắn muốn "xử" ta, nhưng người như ta sẽ không xem hắn là kẻ thù. Tào Tháo sau khi nghe câu nói này của Tư Mã Ý đã rất tán thưởng và đánh giá cao Tư Mã Ý.
Giữ vững nguyên tắc của mình, Tư Mã Ý đối với Dương Tu và Gia Cát Lượng đều tỏ ra tôn kính, cũng không oán hận những kẻ từng hại người của mình. Thậm chí, trong thời khắc sinh tử ông luôn luôn có thể hòa giải đôi bên.
Đối thủ lớn thứ hai của ông là Gia Cát Lượng. Sau khi Gia Cát Lượng vì bệnh mà mất ở Ngũ Trượng Nguyên, Tư Mã Ý đã đích thân đến doanh trướng Thục Quân, nơi Gia Cát Lượng từng ở lúc sinh thời.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Tào Duệ đặc biệt yêu quý một người tên là Tích Tà. Sau khi Tào Duệ qua đời, Tích Tà bị tống giam, chỉ có Tư Mã Ý đến gặp, cho dù ông ta từng vì Tào Duệ mà gây ra không ít phiền phức cho ông. Tư Mã Ý đã dùng tấm lòng đại độ lượng, lại vì trân trọng tấm lòng tận trung của Tích Tà nên đã mang cho ông ta một bộ y phục, để ông ta có thể giữ lại sự tôn nghiêm cuối cùng trước khi bước vào cửa tử.
Sự tôn kính mà Tư Mã Ý dành cho đối thủ của mình đã thể hiện tấm lòng rộng lớn và khí độ rộng lượng của ông. Cách đối nhân xử thế của Tư Mã Ý cho thấy dù làm gì chúng ta cũng nên chừa đường lui cho bản thân, giữ thái độ tôn trọng ngay cả với kẻ thù. Trong công việc nên biết cách học hỏi đối phương, tôn trọng đối phương, bởi vì sự tồn tại của họ giúp chúng ta hoàn thiện hơn, càng khiến cho chúng ta có thêm nhiều tiến bộ.
Câu thứ hai là: “Bại không hổ, bại không thương”
Nhà Tư Mã có thể tồn tại bền bỉ đối lập hoàn toàn so với người nhà họ Tào. Tào Phi thực ra cũng giỏi giang, nhưng lại đoản mệnh, người thừa kế của Tào Phi là Tào Duệ cũng vậy, đều sống không đủ lâu. Trong khi đó, các con trai của Tư Mã Ý vẫn có thể duy trì phong độ và kế thừa trí tuệ của cha, điều này có liên quan đến việc giáo dục của Tư Mã Ý.
Trong cách nuôi dạy con cái, Tư Mã Ý có một triết lý giáo dục riêng, rất đáng học hỏi:
Khi bại trận dưới tay Gia Cát Lượng, bị đoạt mất "tiểu mạch trên Lũng Thượng", chúng tướng sĩ của Ngụy quân vô cùng bất mãn. Rõ ràng binh lực của quân Ngụy nhiều gấp nhiều lần quân Thục, nhưng lại phải chịu thua Gia Cát Lượng. Lúc ấy cả hai người con trai của Tư Mã Ý cũng không thể ngồi yên, họ cùng nhau đến gặp cha để phàn nàn.
Nhưng khi đến đại trướng của cha, họ chỉ nhìn thấy Tư Mã Ý và quản gia Hầu Cát tỏ ra như không có chuyện gì, ung dung bình thản đánh Ngũ Cầm Hý. Hai người con trai nhất thời bừng bừng tức giận.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Tư Mã Ý không nóng không lạnh thản nhiên hỏi: "Các con muốn đến đánh trận, hay muốn đấu khí? Những người háo thắng, luôn muốn chiến thắng người khác thì có thể thắng đến cuối cùng sao? Đánh trận, trước tiên phải rèn bản lĩnh, xem thất bại không có gì đau buồn cũng không có gì xấu hổ, mới có thể thật sự cười đến cuối cùng".
Đời người nhất định sẽ có nhiều lần không được như ý muốn, đối mặt với thất bại và nghịch cảnh. Người đời vẫn có câu, chúng ta không thể thay đổi hoàn cảnh nhưng có thể thay đổi cách bản thân tiếp nhận.
Tư Mã Ý cả đời đánh trận thắng nhiều, bại cũng nhiều, cuối cùng vẫn là người thắng cuộc. Con trai của ông cũng kế thừa điều này từ cha mình, vì vậy cũng chẳng thể kém cạnh ai.
Kỳ thực cuộc đời là như vậy. Cả một đời rất dài, thất bại trong một khoảng thời gian nhất định không thể quyết định bạn là ai, vì vậy đừng từ bỏ quá sớm. Người ta thường nói 30 tuổi rồi vẫn chưa có gì, cuộc đời coi như bỏ… Nhưng thực tế, chúng ta còn có hàng chục năm để thay đổi. Thời gian và cơ hội còn rất nhiều, tại sao phải đưa ra một kết luận cho mình sớm?
Do đó, trong cuộc đời nếu bạn không may vấp ngã thì chỉ cần đứng lên làm lại từ đầu. Sa thải, thất nghiệp hay phá sản cũng chỉ là một cột mốc, nếu bạn còn tiếp tục thì vẫn còn cơ hội lật ngược ván cờ.