So với Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị có xuất phát điểm thấp hơn và hành trình lập nghiệp cũng không hề dễ dàng. Trong quãng thời gian khó khăn này, Lưu Bị may mắn có được nhiều người trung thành và tài giỏi phò tá, trong đó không thể không nhắc đến Quan Vũ và Trương Phi.
Cả hai đều là những cánh tay đắc lực của Lưu Bị trong quá trình tham gia nhiều trận chiến.
Quan Vũ và Trương Phi được coi là hai cánh tay đắc lực của Lưu Bị trong sự nghiệp phục hưng Hán thất.
Trong Tam Quốc, Trương Phi được đánh giá là một trong những mãnh tướng tài giỏi nhất. Ông kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị và Quan Vũ. Sử sách mô tả Trương Phi là võ tướng văn võ song toàn, đặc biệt có tài thư pháp và sở trường vẽ tranh mỹ nhân.
Dù tính tình nóng nảy nhưng Trương Phi được coi là võ tướng biết dùng mưu kế. Cụ thể, trong Tam Quốc chí, sử gia Trần Thọ cũng đưa ra đánh giá về Trương Phi như sau: "Trương Phi có sức địch vạn người, hổ thần một thời. Phi vì nghĩa thả Nghiêm Nhan, có phong độ quốc sĩ...".
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhiều danh tướng đương thời khiến Trương Phi ít có cơ hội để thể hiện tài năng của mình. Đây cũng là một điều gây nuối tiếc ở võ tướng này.
Trương Phi rất quan trọng với Lưu Bị
Năm 219, sau khi chiếm được Hán Trung, Lưu Bị đã chọn tướng trấn thủ vùng đất này là Ngụy Diên. Điều này nằm ngoài dự đoán của hầu hết các tướng lĩnh của Thục Hán, trong đó bao gồm cả Trương Phi.
Quyết định sắp xếp nhân sự của Lưu Bị vào vùng đất trọng yếu này khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên, sở dĩ Lưu Bị không chọn Trương Phi đảm nhận nhiệm vụ này là có mục đích riêng. Thay vào đó, Lưu Bị bố trí cho Trương Phi và hàng vạn quân lính của mãnh tướng này đóng quân ở Lãng Trung, trở thành đội quân cơ động đặc biệt.
Theo đó, Trương Phi và các binh lính dưới trướng có thể được sử dụng trên nhiều trận chiến, thay vì chỉ làm nhiệm vụ cố định trong một khu vực nhất định.
Tuy nhiên, việc Kinh Châu mất, Quan Vũ ra đi đột ngột vào năm 220 đã trở thành đả kích rất lớn đối với Lưu Bị. Cái chết của danh tướng Quan Vũ cũng làm thay đổi cục diện của Tam Quốc.
Lưu Bị mắc sai lầm nghiêm trọng về chiến thuật trong trận Di Lăng.
Sau mất mát to lớn này, năm 221, Lưu Bị đã huy động một lực lượng lớn của Thục Hán để thảo phạt Đông Ngô nhằm báo thù cho Quan Vũ và lấy lại Kinh Châu, bất chấp sự can ngăn của nhiều người, trong đó có Gia Cát Lượng và Triệu Vân. Chỉ có lấy lại Kinh Châu thì Lưu Bị mới có đủ tiềm lực để có thể đối đầu với Tào Ngụy.
Lưu Bị đã sai Trương Phi cầm quân bản hộ xuất phát từ Lãng Trung đến Giang Châu để hội binh. Nhưng đáng tiếc là Trương Phi lại bị bộ hạ dưới trướng của mình sát hại.
Điều này cũng là một tổn thất lớn, đồng thời để lại nhiều nuối tiếc cho Lưu Bị. Bởi lẽ nếu Trương Phi còn sống thì trong cuộc chiến với Đông Ngô, mãnh tướng này chắc chắn sẽ ở vị trí tiên phong.
Trương Phi vô cùng dũng mãnh, với sức địch vạn người, chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực của Lưu Bị trong cuộc tổng tiến công này.
Sau khi Trương Phi bị sát hại, binh lính dưới quyền tạm thời chuyển sang cho Lưu Bị. Nhưng điều này cũng làm nảy sinh vấn đề. Bởi lẽ số binh lính này đang trực tiếp nhận được sự huấn luyện, chỉ huy của Trương Phi. Khi chuyển sang dưới trướng Lưu Bị, liệu họ có thể phối hợp nhịp nhàng hay không?
Trong cuộc chiến này, dù đa mưu túc trí nhưng Lưu Bị cực chẳng đã đảm nhận hai vị trí, vừa là tướng quân, nhưng đồng thời cũng là người đề ra quyết sách. Việc kiêm nhiệm cùng lúc hai vị trí khó tránh khỏi xảy ra những tình huống khó lường.
Do đó, dù ban đầu giành được nhiều phần thắng trước quân Đông Ngô, nhưng cuối cùng do đưa ra nhiều quyết định sai lầm, Lưu Bị bị tướng địch là Lục Tốn nắm được điểm yếu và cuối cùng phải chịu kết cục đại bại trong trận Di Lăng.
Lưu Bị quá nôn nóng muốn đánh bại Đông Ngô dẫn tới sai lầm nghiêm trọng về chiến thuật. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến Lưu Bị chịu thất bại nặng nề là do ông quá coi thường tướng địch, khi cho rằng Lục Tốn là người có ít kinh nghiệm chiến trường.
Vậy, câu hỏi đặt ra là nếu Trương Phi không chết sớm, kết quả trận Di Lăng sẽ thế nào?
Nếu Trương Phi không chết đột ngột thì ông chắc chắn sẽ là tướng tiên phong của Lưu Bị trong trận Di Lăng.
Nếu Trương Phi không chết thì cục diện của trận Di Lăng sẽ khác. Bởi trước hết nếu Trương Phi chưa chết, mãnh tướng này chắc chắn sẽ là tướng tiên phong.
Nếu Trương Phi nắm giữ vị trí tiên phong, Lưu Bị sẽ chuyên tâm trong việc hoạch định chiến thuật của toàn bộ cuộc tổng tấn công. Có Trương Phi dũng mãnh tiên phong ở phía trước, Lưu Bị sẽ tập trung bày binh bố trận ở phía sau.
Điều này sẽ giúp Lưu Bị đánh giá được tổng thể bố cục của trận chiến, ưu, khuyết điểm của đại quân Thục Hán, từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp nhất.
Bài viết tham khảo ảnh/nguồn: Sohu, Toutiao, Baidu